Học tập đạo đức HCM

Mọi phong trào đều đến từ cơ sở, vì cơ sở

Thứ năm - 26/11/2015 09:37
Là người có nhiều năm gắn bó với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và Cuộc vận động Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, ông Lê Hùng Phi- Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Bình đã chia sẻ với Đại Đoàn Kết kinh nghiệm trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cũng như tâm thế thích ứng trước cuộc vận động mới: Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Ông Lê Hùng Phi. Ảnh: Hoàng Long.

Theo ông Lê Hùng Phi, 20 năm cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tại Quảng Bình do Mặt trận phát động đã đạt được hiệu quả xã hội sâu sắc và được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ, được các cấp ủy đảng và chính quyền đặc biệt quan tâm bởi vì phong trào đến từ cơ sở và liên quan mật thiết đến từng con người, mỗi hộ gia đình, mỗi cộng đồng khu dân cư và toàn xã hội. Chính phong trào này đã làm rõ nét hơn hoạt động, vị trí, vai trò của Mặt trận ở cơ sở cũng như ý nghĩa mà cuộc vận động mang lại. 

Trước khi về Mặt trận, ông Lê Hùng Phi từng là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình, Phó trưởng ban thường trực của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Vì thế, ông cho rằng mình là người nặng lòng và “có duyên” với các phong trào, các cuộc vận động. 

PV: UBTƯ MTTQ Việt Nam đã phát động cuộc vận động mới “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Theo ông, người làm Mặt trận ở Quảng Bình sẽ thích ứng và triển khai cuộc vận động này trên tinh thần nào? 

Ông LÊ Hùng Phi: Tôi cho rằng đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và hợp lý và chúng tôi sẽ làm theo đúng sự chỉ đạo của Trung ương, đồng thời căn cứ tình hình thực tế của địa phương, lựa chọn các tiêu chí phù hợp, cụ thể hóa thành các nội dung cụ thể (cả định tính và định lượng) để vận động nhân dân tham gia thực hiện. 

Trên thực tế, tất cả những tiêu chí của Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đều có trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trở lại nhiều năm về trước, để nói tới câu chuyện xây chợ, nhà văn hóa xã trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tôi không đồng tình lắm (riêng nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố là hết sức cần thiết). Bởi vì chúng ta nên xác định nhà văn hóa xã có quy mô hoạt động, nội dung hoạt động, thiết chế và cơ sở vật chất bên trong… như thế nào để đảm bảo thiết chế cho hoạt động của một nhà nhà văn hóa xã mới là quan trọng chứ không phải nơi nào cũng phải xây dựng một cái nhà văn hóa xã sẽ là lãng phí. Chợ cũng vây, chợ không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa…Xét đến tận cùng, chợ là một điểm văn hóa mang tính bản sắc truyền thống, và vì thế không cứ xã nào, địa phương nào cũng có văn hóa chợ, truyền thống bản sắc văn hóa chợ! 

Tôi thực sự tiếc, nếu ngay từ đầu khi quy hoạch xây dựng trụ sở UBND xã, chúng ta xác định ngoài các phòng làm việc theo chức năng của Đảng ủy, UBND xã trong đó có một hội trường tương đối rộng và bố trí các thiết bị văn hóa  như cờ Đảng, cờ Tổ quốc, khẩu hiệu, âm thanh loa máy, sân khấu để biểu diễn vừa tổ chức các hoạt động của xã vừa có thể tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng, trưng bày truyền thống, đồng thời cũng là nơi hội thảo, giao lưu sinh hoạt các câu lạc bộ, hệ thống tủ sách … như thế là phù hợp, không lãng phí kinh phí, vì để xây dựng một nhà văn hóa phải mất ít nhất từ 500 triệu đồng trở lên. 

Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, việc xây nhà văn hóa nên theo hướng là một trung tâm cộng đồng, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? 

-Đây là tín hiệu đáng mừng vì ở làng, bản, khu phố, khu dân cư rất cần một trung tâm hoạt động cộng đồng. Bởi có những xã, người dân muốn đến được trung tâm có khi mất cả một ngày đường. Cho nên những trung tâm cộng đồng không chỉ là nơi hội họp mà nên tìm đến nó như một thiết chế văn hóa cộng đồng.

Tuy nhiên, theo tôi nên gọi là Trung tâm văn hóa cộng đồng, kèm theo là các thiết chế và cơ sở vật chất tương ứng, phù hợp và thiết thực. Khi ấy Trung tâm văn hóa cộng đồng mới truyền tải và đáp ứng được những điều người ta mong muốn hưởng thụ, sáng tạo và bảo lưu gìn giữ.             

Trân trọng cảm ơn ông! 
 

Theo Đại Đoàn Kết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập766
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại742,190
  • Tổng lượt truy cập93,119,854
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây