Học tập đạo đức HCM

Một chuyến học khôn bên trời Âu

Thứ ba - 04/11/2014 20:32
Tháp Eiffel rồi những ồn ào, hào nhoáng của kinh thành ánh sáng Paris dần rời xa. Làng mạc, đồng ruộng cứ hun hút hai bên trên cung đường tới nhà máy Fertinagro.

Khẳng định một tư duy đúng

Tiếp đoàn chúng tôi là những lãnh đạo cao nhất của nhà máy, nhiều người còn rất trẻ. Fertinagro là tập đoàn phân bón nổi tiếng không những chỉ ở Pháp mà toàn châu Âu. Không hề giấu giếm, họ tự hào giới thiệu về những công nghệ, máy móc mình đang sở hữu. Quả thực, cũng có một số cái đáng để ta học.

Thứ nhất là công nghệ SX supe phốt phát của Pháp có ưu điểm tạo ra P205 cao hơn so với Cty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, bởi họ đưa axit phân hủy apatit với tỷ lệ cao.

Thứ hai về xử lý môi trường, họ tuần hoàn toàn bộ nước trong quá trình SX supe lân để không thải ra ngoài.

Thứ ba là họ SX NPK theo hướng linh hoạt, tất cả nguyên liệu đầu vào đều dùng ở dạng rời, đưa vào từng khoang, cấp vào các bunke để đưa xuống phối trộn thành NPK.

Cách này có lợi thế là dùng các xe nâng để xúc rồi đổ nguyên liệu vào giúp năng suất lao động cao hơn. Nếu dùng bao 50 kg như ở ta công nhân sẽ phải bóc ra, đổ vào bunke năng suất lao động thấp hơn là điều hiển nhiên. Sắp tới Lâm Thao cũng sẽ đầu tư một dây chuyền SX 200.000 tấn/năm như hướng này.

Làm việc với các bạn Pháp, chúng tôi thêm vững tin tư duy phát triển phân bón của mình không có gì lạc hậu so với thế giới. Tiên tiến như Pháp, như Tây Ban Nha mà người ta cũng SX phân bón như Lâm Thao thôi.

Bạn nhập quặng apatit từ Bắc Phi, quặng của họ nghèo chỉ 29% P2O5 còn của ta 33%, sau đó SX supe lân rồi làm NPK từ supe lân.

Giá thành SX phân của ta còn thấp hơn vì Pháp phải nhập khẩu quặng từ nước khác còn VN chỉ cần lấy apatit từ Lào Cai phát huy được lợi thế nguồn nguyên liệu nội địa. Nói chung là công nghệ tương tự, chỉ khác ở công suất, họ 200.000 tấn/năm, còn Lâm Thao riêng NPK đã trên 750.000 tấn, còn tổng số các loại gần 2 triệu tấn/năm.

Pháp không cần thiết đẩy hàm lượng NPK lên cao. Hàm lượng cao đẩy giá thành SX cao đã đành lại còn lọc mất trung vi lượng để rồi lại nghiên cứu cách đưa vào càng đẩy giá thành sản phẩm cao hơn nữa.

Thành phần NPK cao trừ trường hợp xuất khẩu đi xa có lợi thế về cước vận chuyển (gọn, nhẹ) còn trong bán kính bán hàng không xa lắm khoảng 1.000 km trở về lại kém lợi thế. Hơn thế, xử lý bã thải gyps trong công nghệ SX phân kiểu này là điều rất nan giải, rất đắt.

Tư duy phát triển phân bón của Lâm Thao cũng tương tự như các bạn Pháp. Cái đó đang được chứng minh trong thực tiễn. Người nông dân hiện nay rất thông minh, họ biết dùng loại phân bón gì cho hiệu quả.

vpn-ngh-135018856
Một đêm sinh hoạt văn nghệ của công nhân Cty Lâm Thao

Khi quy định tải trọng xe ban hành đột ngột, Cty Lâm Thao bị ảnh hưởng lớn vì lượng phân bón tiêu thụ tới 1,3 triệu tấn/năm. Bài toán tải trọng được giải bằng cách: Hỗ trợ cước vận chuyển cho một số vùng để không bị sốc về giá; Hạ giá tại gốc để các đơn vị mua hàng tại nhà máy chuyển về có giá hợp lý.
Có cơ chế thưởng cho ngành đường sắt để đưa kịp thời phân bón về phục vụ nông dân, có dự án đóng thêm 50 toa xe góp cho đường sắt tăng cường năng lực vận chuyển. Tiết kiệm chi phí SX để tạo ra sản phẩm có hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh chung của nhiều nhà máy phân bón lớn đang thua lỗ trầm trọng, Cty Lâm Thao giữ được 350 - 420 tỉ đồng/năm lợi nhuận là một cú lội ngược dòng ngoạn mục.

Hàm lượng NPK thấp hay cao không thực sự quan trọng lắm mà phải cung cấp cho cây trồng đủ dinh dưỡng dựa trên khoa học cơ bản về bón phân. Cây cần nhiều loại dinh dưỡng, nếu thiếu một dinh dưỡng hoặc không đầy đủ dinh dưỡng thì năng suất, chất lượng cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt bị hạn chế dù những dinh dưỡng khác cung cấp nhiều hơn.

Khí hậu VN nắng lắm, mưa nhiều, bón phân không chuẩn, bón nhiều, cây trồng không thể “ăn” hết trong một lúc sẽ bị rửa trôi hoặc bốc hơi. Cứng nhắc đẩy hàm lượng NPK cao lên chưa hẳn đã đúng vì thất thoát lớn, vì không đáp ứng đủ trung, vi lượng.

Chi phí cao mà năng suất chưa hẳn đã cao là vì thế! Đất VN nhiều vùng chua. Đối với đất chua, Lâm Thao đã sáng chế ra loại phân có hai thành phần lân một tan trong nước một không tan.

Lân không tan trong nước không bị rửa trôi, bốc hơi mà chỉ có thể được hấp thu bởi cây lớn, đã có rễ tiết ra axit. Lân tan trong nước giúp cây non có thể hấp thụ ngay. Cây cũng như người, nhỏ ăn tốt thì mới phát triển mạnh.

Một số đơn vị hiện nay SX phân chỉ có loại lân không tan trong nước nên bón vào giai đoạn đầu cây phát triển chậm, phải mọc rễ dài ra mới hấp thụ được. Phân có hai thành phần lân, vừa tiết kiệm lại cải tạo độ chua của đất.

Lâm Thao giờ đây đã khác trước, sản phẩm đưa vào các vùng đất đều thích hợp hết, kể cả vùng trước đây rất trầy trật như Thái Bình.

Nhiều thứ ngoại cũng kém ta

“Học khôn” thiên hạ ngoài những điểm đáng phải theo chúng tôi cũng nhận ra rằng họ có nhiều nhược điểm, không phải cái gì cũng ghê gớm.

Thứ nhất là môi trường trong nhà máy còn bụi nhiều. Bụi thế mà công nhân không hề có khẩu trang. Nhà xưởng họ không được đầu tư sửa chữa lớn vì bản chất là tối ưu hóa lợi nhuận, xuống cấp nhiều. Ngược lại ở ta đầu tư nhiều tiền của cho công tác đảm bảo an toàn lao động, cho môi trường.

Trong quá trình SX phân bón để lâu thường bị đóng bánh. Thường sau khi vê viên qua giai đoạn đánh bóng, thế giới họ dùng dầu phun vào để phân đỡ kết khối với nhau. Đầu tư dây chuyền đánh bóng dầu như vậy tốn hàng trăm tỉ đồng nhưng bón loại phân này vào đất vẫn có mùi dầu, váng dầu ảnh hưởng đến môi trường.

Ta có phương pháp hay hơn là dùng hóa học để chống kết dính sau đó dùng máy lăn để đập nhỏ. Trước đây ở công đoạn này công nhân đập rất mệt thì nay đã có máy lăn đập thay thế.

img-6955-copy135020732
Dây chuyền máy của Lâm Thao

Để doanh nghiệp tồn tại phải tạo ra sản phẩm của riêng mình, học theo, chạy theo mà làm không tốt hơn thì riêng khấu hao, trả lãi vay đã đủ hụt hơi. Nếu không có tư duy đổi mới sẽ triền miên thua lỗ. Tham khảo kinh nghiệm của thế giới để không lạc hậu, để học cái gì hay hơn và sáng tạo ra thứ của riêng mình.

Quan sát đời sống của công nhân ngoại thấy có nhiều chuyện để nói. Công nhân ngoại bị tận dụng tối đa sức lực trên các dây chuyền.

Công nhân ta sớm đi chiều về đều có ô tô đón đưa, trưa có ăn ca rất ngon lành, giờ giải lao có đầy đủ các công trình thể thao từ sân chơi, bể bơi, nhà thi đấu cầu lông, bóng bàn, tennis, bóng đá…

Cải thiện điều kiện lao động nhẹ nhàng hơn bằng tăng cường xe nâng, băng tải, cải thiện môi trường hơn bằng chuyển từ đốt than sang đốt sinh khối (tiết kiệm mỗi năm chục tỉ).

7 khu công nhân của Cty Lâm Thao là 7 nhà văn hóa giúp đời sống người lao động thêm hạnh phúc. Một nhà đa năng trị giá 25 tỉ đồng cũng mới được khánh thành.

Ở đó có thư viện, có chỗ nghe nhạc, uống cà phê, chơi bóng bàn hay tổ chức đám cưới.

Tòa nhà này được Tổng Liên đoàn Lao động VN gắn biển chào mừng như một mẫu mực về công trình phục vụ cho lợi ích người lao động.


 

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại283,714
  • Tổng lượt truy cập92,661,378
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây