Học tập đạo đức HCM

Na Lạng Sơn đầu mùa bán “chạy như tôm tươi”

Thứ ba - 01/08/2017 20:22
Quả na Lạng Sơn đang bắt đầu vào vụ thu hoạch. Do năm nay nhiều tiểu thương thu mua na bán sang Trung Quốc và Thái Lan nên dù giá cao hơn so với những năm trước nhưng vẫn bán “chạy như tôm tươi”.

Gom na sạch, to đóng thùng đi Thái

Mặt hàng nông sản này chủ yếu được trồng ở khu vực núi đá thuộc hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng, với tổng diện tích khoảng hơn 2.000 ha. Do thích hợp với vùng núi đá nơi đây, na Lạng Sơn trở thành thương hiệu nổi tiếng cả nước. Hiện nay, loại quả này không chỉ được bán ở khu vực miền Bắc mà còn xuất hiện ở trong Nam và thị trường Trung Quốc.

Đặc biệt, dù mới đầu mùa nhưng năm nay lần đầu tiên na Lạng Sơn được tiểu thương thu mua để xuất sang Thái Lan, thị trường tương đối khó tính và cũng là thủ phủ của các loại trái cây ngon nổi tiếng khu vực Đông Nam Á. Theo khảo sát, người dân trồng na ở huyện Chi Lăng đang rất phấn khởi khi biết loại quả này không chỉ được thị trường Trung Quốc ưa chuộng mà cả thị trường Thái Lan. Do thị trường được mở rộng ở cả trong và ngoài nước nên na Lạng Sơn không còn tình trạng ế ẩm đầu ra như những năm trước đây.

Theo khảo sát của PLVN, đây đang là thời điểm đầu mùa na nhưng tiểu thương đến thu mua tại các vườn na đã khá tấp nập. Bà Hoàng Thị Thư - tiểu thương buôn bán hoa quả tại chợ Chi Lăng (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng) cho biết, năm nay na được giá hơn mọi năm. Tiểu thương vào tận vườn mua đã với giá từ 45.000 - 55.000 đồng/kg; bán lẻ ở ngoài chợ và dọc quốc lộ 1A giá từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, với chỉ khoảng bốn quả đã đủ một kg.

Bà Lê Thanh Bình - tiểu thương tại chợ Chi Lăng cho biết, năm nay, na đẹp quả to và đắt hơn mọi năm. Theo bà Bình, đến thời điểm này, nhiều chủ vườn đã thu gần hết vì thưa quả. Tại những vườn na sạch, nhiều người thu mua để mang về Thái Lan. “Năm nay họ phải lấy mấy nghìn tấn; bao nhiêu na sạch, na to họ đến cân và đóng thùng đi hết”, bà Bình nói. 

Dù Thái Lan thu mua nhiều, nhưng theo bà Bình, hiện nay na không khan hiếm vì người dân trồng nhiều. Hơn nữa, Thái Lan chỉ thu mua chủ yếu ở những vườn na trồng theo mô hình sạch tiêu chuẩn VietGAP. “Lúc nào nhà tôi cũng có năm, sáu tạ. Ai mua lúc nào tôi cũng có bán”, bà Bình nói.

Chỉ là xuất khẩu tiểu ngạch?

Ông Hoàng Văn Khải - Chủ tịch UBND xã Chi Lăng cho biết, nhằm nâng cao chất lượng na Chi Lăng, các ngành chức năng tỉnh và địa phương hỗ trợ và khuyến khích người dân trồng na theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều hộ gia đình đã hưởng ứng sản xuất theo mô hình sạch này, từ đó được nhiều thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Theo vị Chủ tịch xã, cây na bắt đầu được trồng ở đây từ năm 1986, do một dòng họ ở Hoài Đức, Hà Nội di cư mang theo. Giống na này trồng ở Hoài Đức không cho chất lượng tốt, nhưng khi lên Chi Lăng, do hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cho quả to, ăn ngọt, bùi, giá trị kinh tế cao. Tổng giá trị sau mỗi vụ thu hoạch trên toàn huyện đạt trên 100 tỷ đồng và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước.

Riêng xã Chi Lăng, hơn 80% người dân trồng na. Người nhiều trồng vài hecta với mấy nghìn gốc;người ít cũng trồng mấy sào, vài chục gốc. Theo người dân, trước đây Chi Lăng rất nghèo, ngoài trồng lúa không có cây gì mang lại hiệu quả kinh tế. Hơn chục năm nay, nhờ cây na phát triển, được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến và ưa chuộng nên kinh tế nơi này phát triển. Nhiều gia đình thoát nghèo, có gia đình trở nên giàu có nhờ cây ăn quả này.

Theo người dân địa phương, trước đây na trồng được nhiều nhưng thị trường chưa mở rộng nên khó khăn cho nông dân. Hơn nữa, đến vụ thu hoạch na chín rất nhanh, nếu không có thị trường lớn tiêu thụ thì na sẽ hỏng. Khoảng 5 - 6 năm trước, thị trường na Lạng Sơn nhỏ hẹp, chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh và một số nơi ở phía Bắc. Thế nhưng, những năm gần đây, nhờ chất lượng na tốt, thơm ngon nên được thị trường khắp cả nước và Trung Quốc biết đến, ưa chuộng. Năm na còn được thị trường Thái Lan tin dùng nên người dân rất phấn khởi. 

Ông Vũ Hồng Thủy - Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn cho biết, na được đưa sang thị trường Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch, không nằm trong danh mục các sản phẩm nông sản được Trung Quốc nhập khẩu theo đường chính ngạch. Hiện nay, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để Trung Quốc chấp thuận nhập na theo đường chính ngạch, tránh rủi ro cho mặt hàng này. 

Trước thông tin thị trường Thái Lan thu mua na Chi Lăng, ông Thủy cho biết đó là tín hiệu đáng vui mừng. “Những nông sản như na, chúng tôi luôn khuyến khích mở rộng thị trường ngoài nước để nâng cao giá trị kinh tế, đem lại hiệu quả bền vững cho người dân”, ông Thủy nói. 

Theo Baophapluat.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập905
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,922
  • Tổng lượt truy cập93,164,586
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây