Về dự có bà Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ông Mai Tiến Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Xuân Đông - Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Đức Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành trung ương; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Duy Tiên và đông đảo quần chúng nhân dân…đã minh chứng tầm quan trọng, ý ngĩa to lớn linh thiêng của Lễ Tịch điền
Lễ hội Tịch điền 2016 với nhiều nghi thức trang nghiêm như Lễ rước linh vị Vua Lê Đại Hành; rước kiệu; rước trống; khai mạc Lễ tịch điền; Lễ tạ…. đã thu hút rất đông người dân và du khách đến tham dự dâng hương và cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội chính thức mở đầu bằng lễ rước bài vị Vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Tam ra nơi làm lễ Tịch điền với màn biểu diễn múa trống do đội trống nữ của làng Đọi Tam thể hiện.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Đông đọc văn trình trước linh vị Vua Lê Đại Hành, cẩn cáo những thành quả chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, và bày tỏ lòng tôn kính trước đấng minh quân. Ngay sau đó, các đại biểu thực hiện nghi lễ dâng hương, cầu an cho nhà nhà no đủ, quê hương yên bình, đất nước mạnh giầu.
Cũng tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Mai Tiến Dũng đã trao Cờ thi đua cho nhân dân và cán bộ huyện Kim Bảng vì đã có thành tích dẫn đầu phong trào thi đua cả nước xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015; 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới đã nhận được Bằng công nhận và Cờ thi đua của UBND tỉnh.
Nghi thức cày Tịch điền, dùng trâu cày để khai ruộng nhằm khai mở một năm lao động sản xuất và bình an của người nông dân do một cụ già được chọn khoác áo Long bào nhập vai Vua Lê Đại Hành đi đường cày đầu tiên. Tiếp đó, ông Mai Tiến Dũng, ông Nguyễn Xuân Đông đã chính thức mở đường cày, gieo những hạt mầm đầu tiên mở đầu một năm mùa màng tốt tươi, bội thu, nhân khang vật thịnh.
Trước đó, lễ hội còn tổ chức lễ cáo yết tại đình Đọi Tam, lễ rước nước lên chùa, lễ sái tịnh tại chùa Đọi, lễ cầu an. Ngoài ra Lễ hội còn tổ chức thi vẽ trâu; thể thao văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian, thi kéo co, màn đốt cây bông, pháo thăng thiên.
Đặc biệt Tịch điền năm nay càng phong phú hơn vì có sự tham gia của của các gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp và các làng nghề truyền thống của các huyện, thành phố. Đặc biệt gian hàng của Trung tâm Khuyến nông – Sở Nông nghiệp&PTNT Hà Nam đã giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp và các quy trình kỹ thuật cây trồng, vật nuôi cho bà con nông dân thông qua băng đĩa và tờ rơi.
Có thể nói, Tịch điền là một nghi lễ mở đầu cho một vụ mùa mới, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh trong đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân Hà Nam nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung, được xem như một di sản văn hóa quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy, nhằm khuyến khích động viên nông dân chăm chỉ, sáng tạo trong lao động sản xuất nông nghiệp, đồng thời tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ lòng biết ơn của mình đối với tiền nhân xa xưa.
Hình ảnh Vua Lê Đại Hành đi đường cày đầu tiên tại Lễ Tịch điền 2016
Theo Mai Huê/khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã