Khó “động” đất nông, lâm trường
Phát biểu tại cuộc Họp nhóm công tác thu hút đầu tư nông nghiệp nông thôn do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 19-2, tại Hà Nội, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex (DN đứng đầu vềxuất khẩucà phê hiện nay) cho biết: Hiện DN đã đầu tư được 12 nhà máy sản xuất cà phê nhưng quy mô không lớn, chủ yếu là sản xuất hàng thô.
Trước đây, khi xuất khẩu vào các thị trường chính như EU, Mỹ… hàng chế biến phải đóng thuế khá cao. Tuy nhiên, khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như nhiều Hiệp định thương mại khác, vấn đề này được tháo gỡ.
Do đó, DN đã và đang đẩy mạnh việc đầu tư các nhà máy chế biến lớn. Nếu có sản phẩm cà phê hòa tan chất lượng tốt thì các DN nước ngoài sẵn sàng mua hàng.
Mặc dù khá quyết tâm nhưng theo ông Nam, đầu tư nông nghiệp hiện nay rất khó vì đất đai manh mún. Trên thực tế, có nhiều diện tích đất đai của nông trường đang làm ăn thua lỗ, DN muốn tiếp cận. Tuy nhiên, nông trường khoán hết đất cho nông dân nên vấn đề này không hề dễ. Mặt khác lại có trường hợp, DN đàm phán với nông dân thành công nhưng địa phương lại gây khó khăn, đòi phí nọ phí kia, cuối cùng dẫn tới thất bại.
Liên quan tới vấn đề đất đai, theo ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco, khi đầu tư xây dựng Nhà máy giấy An Hòa (Sơn Dương, Tuyên Quang), theo quy hoạch diện tích lâm trường phục vụ cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giấy của nhà máy khoảng 165 nghìn ha.Tuy nhiên trong thực tế thì hầu như không có ha nào. Bởi khi DN cần tới thì lâm trường nào cũng giao đất cho dân hết, đòi lại người dân lại cảm thấy như mất đất của chính mình.
“Hiện nay, DN đang cố gắng để có được diện tích đất khoảng 25-30 nghìn ha phục vụ nguyên liệu cho nhà máy giấy. Nhà nước phải làm sao để chính sách thực sự đi vào cuộc sống. Đất đai thuộc sở hữu của thành phần nào thì cần nói rõ. Ví dụ như trường hợp đất lâm trường là của Nhà nước chứ không phải của người dân và ở đây là DN thuê đất để làm ăn hiệu quả. Bên cạnh đó, ông tácgiáo dục, định hướng để cho người dân hiểu cũng rất quan trọng”, ông Tiền nói.
Cần chủ động, minh bạch
Trong các “đại gia” đầu tư vào nông nghiệp hiện nay, Tập đoàn TH là một cái tên “đình đám”. Đến nay, có thể khẳng định TH rất thành công trong lĩnh vực sữa và sắp tới Tập đoàn còn bán cả hệ thống rau sạch, thậm chí tiến tới là các sản phẩm về dược liệu.
Theo bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH: Từ đầu tới cuối mọi thứ đều bắt đầu từ thị trường. Muốn được thị trường chấp nhận phải đầu tư công nghệ để đảm bảo yếu tố chất lượng sản phẩm cũng như chi phí đầu tư ra sản phẩm.
“Trong câu chuyện đầu tư, DN phải đóng vai trò tự chủ xem thị trường thế nào nhưng cũng rất cần sự định hướng cũng như đảm bảo minh bạch từ phía Nhà nước. Đối với riêng Tập đoàn TH, điều mong muốn cụ thể là Nhà nước sẽ đưa ra những quy chuẩn, tiêu chuẩn rõ ràng, ví dụ như thế nào là nông nghiệp công nghệ cao, thế nào là sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao… để người tiêu dùng được hưởng lợi, đồng thời những DN đầu tư bài bản, làm ăn chân chính như TH không phải tốn những chi phí không cần thiết”, bà Thái Hương nhấn mạnh.
Cũng theo bà Thái Hương, hội nhập kinh tế thực tế là tham gia vào chợ thương mại. Khi đó, các DN nước ngoài đi bán hàng mà nhận thấy những lỗ hổng của thị trường Việt Nam thì đương nhiên người tiêu dùng sẽ bị “chém”. Do đó, điều cần thiết còn là phải xây dựng được bộ quy chuẩn rõ ràng đối với chất lượng sản phẩm, đồng thời cũng phải có những chính sách phù hợp để đảm bảo sự cạnh tranh.
Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng đối với riêng vấn đề về sữa, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo xây dựng quy chuẩn phân biệt rõ nhiều yếu tố, ví dụ như thế nào là sữa nguyên chất, thế nào là sữa pha…
Về các chính sách liên quan đến đầu tư trong nông nghiệp, thời gian qua do nguồn lực hạn chế nên chính sách thường phân tán, có hiệu lực khoảng 3-5 năm. Định hướng trong thời gian tới là sẽ xây dựng chính sách dài hạn và công bố rộng rãi, công khai.
Đáp lại những kiến nghị của nhiều DN thuộc các lĩnh vực khác, Bộ trưởng Phát khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan giải quyết kịp thời.
Theo Hải Quan
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã