Học tập đạo đức HCM

Nghị quyết trung ương 5: Nông nghiệp Việt mất dần giống

Chủ nhật - 30/07/2017 23:02
Là nước nông nghiệp nhưng mỗi năm, VN phải tốn cả nửa tỉ USD nhập giống cây trồng, vật nuôi các loại. Quá phụ thuộc giống nhập ngoại sẽ tạo nhiều bất lợi trong cạnh tranh khi VN tiến tới đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.
500 triệu USD nhập giống
Theo GS-TS Bùi Chí Bửu - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, rau là mặt hàng dễ trồng, có sức tiêu thụ cao và mang lại lợi nhuận không nhỏ. Nhưng hiện nay, chúng ta phải tốn đến 70 triệu USD mỗi năm để nhập khẩu giống rau. Chưa kể các giống khác như bắp lai, lúa lai ko cạnh tranh được với giống ngoại nên cũng phải nhập. Ông thông tin thêm, một con số không được công bố nhưng các nhà nghiên cứu ước tính, mỗi năm VN tốn khoảng 500 triệu USD nhập giống cây trồng, vật nuôi các loại. 
 
 
Nghị quyết trung ương 5: Nông nghiệp Việt mất dần giống - ảnh 1
Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn nên chung tay giúp sức để giữ ngân hàng giống này, cũng như phát triển công tác nghiên cứu giống trong tương lai
Nghị quyết trung ương 5: Nông nghiệp Việt mất dần giống - ảnh 2
 
PGS-TS Võ Tòng Xuân
 
Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho biết năm 2016 VN đã nhập khẩu gần 150.000 tấn giống cây trồng, trong đó có hơn 7.000 tấn giống lúa, còn lại là các giống cỏ, ngô, rau, hoa và dưa hấu... 3 tháng đầu năm nay, chúng ta tiếp tục nhập khẩu hơn 4.800 tấn giống cây các loại, trong đó có gần 220 tấn giống lúa và chủ yếu là giống của Trung Quốc.
Chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân cho biết về giống cây ăn trái, khả năng nghiên cứu hiện nay còn yếu. Có những giống địa phương, cổ truyền, chất lượng tốt, chiếm lĩnh cả các thị trường nước ngoài như sầu riêng, xoài cát, bưởi da xanh… lại chưa được lai tạo nhiều, chưa có mô hình sản xuất lớn. Về giống vật nuôi cũng tương tự, công tác lai tạo kém, lệ thuộc vào giống nước ngoài như nhập giống gà, lợn của Thái Lan; bò của Hà Lan, Úc, Mỹ; giống cá rô phi, cá điêu hồng nhập từ Philippines...
Việc VN đang phải nhập khẩu ngay cả những giống cây mà ta hoàn toàn có thể tự sản xuất nếu được đầu tư một cách thích đáng, như lúa, ngô, dưa hấu, đậu bắp... là thực trạng đáng buồn. GS-TS Bửu nhận xét công nghệ sản xuất giống mới của VN đã kém, công nghệ nuôi giống cũng không khá hơn. Các giống bò sữa, bò thịt, heo, tất cả các con giống đầu dòng đều phải nhập vì trong nước không đáp ứng được điều kiện bảo tồn. Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền con giống không được coi trọng. “Đơn cử ở Củ Chi, chúng ta có rất nhiều giống lan đẹp, đẹp hơn cả Thái Lan nhưng khó xuất vì không có bản quyền. Lan hồ điệp khi xuất khẩu cũng phải trả tiền bản quyền cho các nước đã đăng ký trước đó”, ông nói.
Nghị quyết trung ương 5: Nông nghiệp Việt mất dần giống - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Bí bầu, rau cải... cũng phải nhập hạt giống
Một công bố mới đây của Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN-PTNT cho thấy chỉ riêng tiền nhập hạt giống rau các loại, VN chi đến nửa tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu từ nước ngoài.
Phải được đầu tư thích đáng
PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng khi phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, một trong những vấn đề cần giải quyết là giống. Chúng ta không còn con đường nào khác, bắt buộc phải nghiên cứu, áp dụng nhiều loại giống mới vì nếu không làm, không thể cạnh tranh được với các nước trên thế giới. 
 
 
Không thiếu nhà khoa học giỏi
GS-TS Bùi Chí Bửu nhận xét: Các nhà khoa học giỏi chúng ta không thiếu. Quan trọng là phải đầu tư thật sự, cho ra những nghiên cứu thật sự có giá trị thực tiễn. Có được giống tốt rồi, làm thế nào có thể nhân rộng, phát triển, đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa hoặc xuất khẩu thì mới có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển như mục đích của Đảng, của Chính phủ.
 
“Như Thái Lan, họ cũng là đất nông nghiệp như chúng ta mà hiện đang trở thành một trong những quốc gia chiếm lĩnh thị trường giống. Chúng ta thua họ, nguyên nhân chính là do công tác lai tạo đầu tư chưa hiệu quả”, ông nói và phân tích: Công tác giống có 2 bước: Thứ nhất là nắm bắt xu thế, thấy trên thế giới có giống gì hay, giống gì tốt thì chuyển về. Bước 2 là chủ động tạo ra các loại giống mới thích hợp với điều kiện của VN. Bước này VN còn yếu. Ông Ngãi chỉ rõ, VN mới chỉ đầu tư cho nghiên cứu, có được các đề án tốt nhưng rất hạn chế khi đi tới chuyển giao công nghệ trong thực tiễn. Ông đề nghị tất cả các đề tài, dự án về giống phải cho ra kết quả cuối cùng, đến tận bước chuyển giao công nghệ.
PGS-TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp hàng đầu VN, khẳng định: Giống đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Giống tốt giúp tăng năng suất, tăng chất lượng tùy theo hướng lựa chọn. Phải có nhiều giống, phải lai tạo để đáp ứng được nhiều đối tượng người mua. Muốn làm tốt công việc này, nhà nước cần có đầu tư, hỗ trợ thích đáng. Ông cho biết hiện có một vài kỹ sư tự bỏ tiền ra nghiên cứu, không cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước, nghiên cứu giống lúa thơm, sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ nên ít sâu bệnh, “chất lượng gạo ngon đến như Thái Lan cũng phải nể”.
Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu, đưa ra hội chợ quốc tế để giới thiệu gạo, giới thiệu giống lúa VN hay việc nhân rộng mô hình, giới thiệu các tỉnh khác trồng thử để chiếm lại thị trường thì các kỹ sư, nhà khoa học hay doanh nghiệp không thể tự làm được.
Hay như việc nhân rộng mô hình sản xuất các loại cây ăn quả mà chúng ta đang có ưu thế, thì muốn phát huy phải có vùng sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp sơ chế, bảo quản, đóng hộp xuất khẩu, đưa thương hiệu trái cây Việt đến các bạn bè thế giới. “Để dân làm manh mún, mạnh ai nấy làm như hiện nay thì không thể phát triển được”, ông Xuân nói.
Về lúa, để không lệ thuộc phải có kinh phí để sưu tập các giống mạ, có cơ sở để giữ giống không bị hư hỏng, có bộ phận lai tạo. Công việc này không chỉ cần nhiều kinh phí mà còn tốn cả sức người. Nhà nước phải có quan tâm đầu tư đúng mức, đầu tư dài hạn. PGS-TS Võ Tòng Xuân nêu dẫn chứng cụ thể: Ngân hàng giống lúa tại Trường đại học Cần Thơ hiện đang lưu giữ gần 3.000 giống lúa địa phương làm cây bố mẹ để lai tạo.
Thời điểm đó, các nhà khoa học Mỹ đã phối hợp với VN đầu tư phòng lạnh để giữ nhiệt độ luôn ở âm 5 độ C, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các con giống. Nay phòng này đã xuống cấp nhưng trường không đủ kinh phí để sửa lại, kinh phí dành cho nghiên cứu cũng ít.
“Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn nên chung tay giúp sức để giữ ngân hàng giống này, cũng như phát triển công tác nghiên cứu giống trong tương lai”, ông Xuân đề xuất.

Theo Hà Mai/thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Hôm nay101,385
  • Tháng hiện tại837,495
  • Tổng lượt truy cập93,215,159
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây