Học tập đạo đức HCM

Người Nam Ô quyết giữ nghề làm mắm

Thứ năm - 12/01/2017 10:59
Trải qua nhiều thăng trầm, 53 hộ dân theo nghề làm mắm ở Nam Ô, Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, vẫn quyết tâm bám trụ và giữ nghề...

Đến làng Nam Ô, hỏi gia đình bà Đinh Thị Mễ (Nam Ô 2, phường Hòa Hiệp Nam) ai cũng biết vì gia đình bà đã có truyền thống làm mắm gia truyền từ 4 đời nay. Gần 50 gắn bó với nghề làm mắm, bà Mễ chia sẻ: 12 tuổi bà đã học nghề mắm từ các cụ thân sinh, lớn lên và lấy chồng, bà lại tiếp tục cùng gia đình chồng làm mắm. Người dân Nam Ô không rõ nghề nước mắm có từ khi nào, chỉ nghe kể cơ duyên làm nước mắm bắt nguồn từ những con cá tươi không ăn hết, đem trộn với muối ủ lâu ngày để cho ra nước mắm.

 nguoi nam o quyet giu nghe lam mam hinh anh 1

  Trải qua nhiều thăng trầm, nhưng người dân làm mắm làng Nam Ô vẫn quyết bám trụ giữ lấy nghề

Người dân làng Nam Ô chỉ chế biến nước mắm từ cá cơm than đánh bắt vào tháng 3-4 âm lịch. Cá cơm than Nam Ô được muối với muối Sa Huỳnh trong chum sành nên nước mắm có màu đỏ sậm, đặc sánh và thơm. Bà Mễ cho biết, cá cơm than khiến vị mắm ngon hơn nhờ ruột cá đắng. Sản phẩm nước mắm của gia đình sản xuất không dùng chất bảo quản chủ yếu dùng lượng muối để mắm không bị hỏng. Do vậy, muối sạch mua về cất nơi khô ráo 1 năm mới mang ra làm mắm. Công đoạn này để muối ráo nước hay còn gọi là để muối già hơn.

“Ở đâu không biết chứ ở Nam Ô thì nước mắm bảo đảm sạch. Bà con luôn tâm niệm phải trung thực với nước mắm, trung thực với con cá, với hạt muối và trên hết là với biển. Nghề làm mắm cần cái tâm, sự kiên nhẫn, vì tiền bạc bỏ đó, một năm mới bán ra thu hồi lại vốn liếng”-ông Trần Ngọc Vinh- Chủ tịch Hội Làng nghề nước mắm Nam Ô trải lòng.

Ông Vinh trăn trở, “bây giờ nghề làm mắm ở Nam Ô đang bị thu hẹp. Ngày trước cả làng làm mắm, bây giờ hơn nửa làng phải di dời do nằm trong diện giải tỏa để nhường chỗ cho dự án du lịch sinh thái biển. Giờ chỉ còn hơn 53 hộ làm nước mắm. Nguồn nguyên liệu làm mắm cũng ngày càng vơi dần bởi thời tiết diễn biến phức tạp, rồi việc đánh bắt cá cũng lắm gian nan...”.

“Ngoài dạy nghề lại cho lớp trẻ, chúng tôi đang kiến nghị xin một khu đất gần biển nhằm xây dựng lại làng nghề, bởi nghề mắm phải gắn với biển mới đúng ý nghĩa truyền thống của cha ông” - ông Vinh chia sẻ./.

Tác giả bài viết: Oanh Kim

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay35,031
  • Tháng hiện tại993,361
  • Tổng lượt truy cập93,371,025
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây