Học tập đạo đức HCM

Sản xuất an toàn nâng cao giá trị nông sản

Thứ năm - 12/01/2017 20:38
Dụng cụ kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau củ quả và đàn vật nuôi là một trong những giải pháp hữu hiệu nâng cao giá trị nông sản.

Với chủ trương vận động người dân thay đổi tập quán sản xuất, hướng đến sản xuất an toàn, sản xuất sạch, chính quyền cùng ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đã và đang có nhiều giải pháp để thay đổi từng bước những thói quen này.

Dụng cụ kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau củ quả và đàn vật nuôi là một trong những giải pháp hữu hiệu, đơn giản trong lúc này mà người dân có thể áp dụng nhanh chóng và hiệu quả.

Là nông dân trồng chanh lâu năm tại vùng cù lao An Hòa xã An Hiệp, huyện Châu Thành, ông Trần Hoàng Lạc tâm niệm sản xuất an toàn là đem lại cái lợi cho mình và cho người tiêu dùng. Thế nhưng, tất cả chỉ là niềm tin chứ chưa có giải pháp nào chứng minh chanh sạch hay chanh an toàn.

 

san xuat an toan nang cao gia tri nong san hinh 1
bộ kít chuyên dụng để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Băn khoăn ấy không chỉ hiện diện ở người tiêu dùng mà ngay bản thân người sản xuất. Tuy nhiên sau khi được tỉnh hỗ trợ trang bị bộ kít chuyên dụng để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đã làm thay đổi hoàn toàn vấn đề này.

 

Cụ thể khi có bộ kít, Ban Giám đốc HTX trồng chanh An Hiệp phân công thành viên tiến hành kiểm tra thường xuyên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm chuẩn bị xuất bán của nhà vườn; đảm bảo chanh được xuất bán là chanh an toàn, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Trần Hoàng Lạc, Xã An Hiệp, huyện Châu Thành cho biết, qua quá trình kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư trong trái chanh, người dân đã có thêm hiểu biết để sản phẩm làm ra an toàn và ai cũng có thể kiểm tra thử. Sản phẩm làm ra đã không còn bị ảnh hưởng bởi vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Ban giám đốc HTX chanh An Hiệp cũng được Chi cục quản lí chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh tổ chức tập huấn kỹ thuật test nhanh; đồng thời hỗ trợ dụng cụ test nhanh trong vòng 5 tháng. Trung bình mỗi tháng HTX phải tiến hành kiểm tra 4 lần, mỗi lần là 12 mẫu chanh của nhà vườn. Khi chanh gần tới ngày thu hoạch, nhà vườn sẽ chủ động thông báo để đại diện HTX tiến hành kiểm tra nhanh mẫu và thông báo kết quả để thành viên an tâm sản xuất.

Thực tế cho thấy, qua kiểm tra hầu hết các mẫu chanh tại HTX đều đạt ngưỡng an toàn, không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Từ ngày có thiết bị này, việc sản xuất, chăm sóc và xuất bán đã được thành viên sản xuất chanh an tâm hơn rất nhiều.

Ông Võ Văn Hòa, Giám đốc HTX chanh An Hiệp chia sẻ: Tất cả hàng hóa, nông sản và riêng về sản phẩm chanh khi không có thuốc bảo vệ thực vật ra ngoài thị trường sẽ tạo được lòng tin cho người tiêu dùng.

Theo Chi cục quản lí chất lượng nông lâm sản, thủy sản tỉnh Đồng Tháp, đơn vị có kế hoạch trang bị bộ dụng cụ kiểm tra nhanh dư lượng cho các HTX sản xuất rau, trái cây và 1 HTX chăn nuôi. Qua trang bị, cấp phát…đến nay Chi cục đã cấp phát được hơn 40 bộ dụng cụ kiểm tra cho 8 HTX trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mỗi tháng các HTX nhận hỗ trợ thực hiện kiểm tra 4 lần, mỗi lần khoảng 10 mẫu tương ứng.

Bà Võ Thị Tường Linh, Trưởng Phòng Quản lí chất lượng, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản – thủy sản tỉnh Đồng Tháp thông tin, mỗi HTX sản xuất rau củ quả dự kiến được cấp phát 20 hộp với 4 lần kiểm tra trong tháng. HTX chăn nuôi được hỗ trợ 6 hộp test nhanh. Cùng với đó Chi cục còn tiến hành tập huấn cho các HTX.

Không chạy theo số lượng mà chú trọng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó góp phần nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đây là mục tiêu đặt ra của nhà vườn Đồng Tháp nhằm hướng đến mọi người tiêu dùng đều có thể sử dụng các sản phẩm nông nghiệp an toàn./.

Theo Thanh Tùng/VOV-ĐBSCL
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại218,894
  • Tổng lượt truy cập90,282,287
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây