Học tập đạo đức HCM

Người “huấn luyện” hàng tỷ con tằm thành... thợ dệt

Thứ tư - 01/02/2017 10:45
Dọc theo con sông Đáy hiền hòa, có một ngôi làng nổi tiếng với bãi dâu xanh mướt, những nong tằm vàng óng đã “dệt” nên thương hiệu lụa Phùng Xá (Mỹ Đức, Hà Nội). Nghệ nhân Phan Thị Thuận - Giám đốc Công ty TNHH Dâu Tằm Mỹ Đức là người đã góp phần làm nên thương hiệu đó, khi điều khiển, huấn luyện tằm “múa tơ” dệt nên những tấm chăn, những chiếc khăn đặc sắc.

“Nuôi tằm ăn cơm đứng”

Chúng tôi về Phùng Xá trong tiết trời giá lạnh đang thấu qua từng lớp áo, cóng buốt bàn tay. Ấy vậy mà trong người bỗng ấm áp trở lại, khi chúng tôi đặt chân đến Công ty TNHH Dâu Tằm Mỹ Đức. Tại đây, nghệ nhân Phan Thị Thuận niềm nở giới thiệu từng công đoạn luyện tằm dệt chăn và những sản phẩm vừa bóng mịn, mềm mại, ấm áp và thân thiện với thiên nhiên.

 nguoi “huan luyen” hang ty con tam thanh... tho det hinh anh 1

Nghệ nhân Phan Thị Thuận giới thiệu một sản phẩm chăn bông tằm tự dệt.  Ảnh: V.T

Bà Thuận bảo, bà sinh ra trong cái nôi làm nghề canh cửi, 6 tuổi bà đã biết hái dâu nuôi tằm và cho đến nay dường như chưa có ngày nào bà rời xa nong tằm, nong kén.

Được biết, những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, con tằm cũng vào HTX và người nuôi tằm trở thành xã viên. Song nó chỉ tồn tại được một thời gian do cơ chế thị trường và bãi dâu tằm bạt ngàn bên sông Đáy đã được thay thế bằng những cây trồng khác. Không có người trồng dâu, tự bà cho tằm ăn, rồi lại cặm cụi đạp xe đạp xuống tận nông trường Thanh Hà (Kim Bôi, Hòa Bình) cách nhà hàng chục km để mua thức ăn cho tằm.

 nguoi “huan luyen” hang ty con tam thanh... tho det hinh anh 2

Bà Thuận cho biết, khi đó giá bán kén rất thấp so với giá trị thực của nó, song 1kg kén vẫn “ăn đứt” 10kg phân đạm, gấp 3 - 4 lần thu nhập từ trồng lúa. Mãi đến những năm 90 của thế kỷ trước, thấy bà nuôi tằm, ươm tơ có thu nhập cao, người dân mới quay lại tất bật với nong tằm, nong kén, chọn cách “ăn cơm đứng”. Điều kiện thuận lợi, bà quyết định thành lập Xí nghiệp Ươm tơ Mỹ Đức. Oái oăm thay, khi bà giải quyết được vấn đề thức ăn cho tằm và được nhiều người dân hưởng ứng thì giá kén lại xuống, Xí nghiệp không đủ sức cáng đáng, khiến người dân rất hoang mang.

Sau nhiều đêm thao thức với không ít nước mắt và không thể khoanh tay chịu chết, bà quyết đi tìm đầu ra cho tơ tằm. Lúc đầu bà tìm đến các làng nghề, rồi tìm hiểu đầu ra, cùng họ hợp tác. Song cách này cũng khó có thể lâu dài được. “Trong lúc bế tắc, tôi chợt nghĩ mình đã trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ thì tại sao không làm thành một quy trình sản xuất khép kín, tự dệt tơ thành các thành phẩm rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Cớ gì cứ phải bán kén thô giá thấp” - bà Thuận giãi bày.

Dạy tằm tự dệt

 nguoi “huan luyen” hang ty con tam thanh... tho det hinh anh 3

Nghệ nhân Phan Thị Thuận “khoe” Quốc huy do Chủ tịch Quốc hội trao tặng hồi giữa tháng 6. Ảnh: V.T

Quá trình sản xuất tơ tằm phải trải qua nhiều công đoạn rất phức tạp, tốn nhiều công sức như: Cho tằm ăn, nuôi tằm trong 20 ngày cho đến khi tằm đóng kén, ươm tơ, se sợi, nhập tơ, guồng tơ, đánh ống, mắc cửi, rồi nối cửi và cuối cùng là dệt. Với cách huấn luyện tằm “làm thợ dệt”, tôi đã rút ngắn được rất nhiều công sức và thời gian”. 

Nghệ nhân Phan Thị Thuận

 

Nghĩ  vậy, song bà cũng chưa biết bắt đầu từ đâu. Bà chạy đôn đáo khắp những nơi có nghề ươm tơ để học việc. Sau khi thạo nghề, bà thành lập hội ươm tơ quy mô nhỏ với 7 máy đặt tại nhà. Bà Thuận là một người rất yêu con tằm, yêu đến từng tổ kén nên ngày đêm quên ăn quên ngủ trông coi, quan sát lứa tằm rút ruột nhả tơ. Trong vài giây thẫn thờ nhìn con tằm giăng tơ, bà đã nảy ra suy nghĩ tại sao không để tằm tự dệt. Bà nhận thấy, những tổ kén do tằm tự tạo ra cho mình vô cùng bền chặt mà không một kỹ thuật dệt tay nào có thể sánh bằng.

Nghĩ là làm, ngày đêm bà mày mò bên những nong tằm, huấn luyện, điều khiển chúng dệt lụa. Bước đầu thử nghiệm, bà không làm tổ cho tằm mà để chúng nhả tơ một cách tự do. Vài chục con tằm do không có nơi bấu víu nên không thể cuộn tròn lại để cuốn kén, mà cứ bò lung tung theo bản năng. Bà lại phải bắt vào, sắp xếp chúng thành hàng lối. Do chức năng buộc phải nhả tơ khi đến kỳ nên không còn cách nào khác, tằm đành phải nhả tơ. 24/24 giờ trông coi, 4 ngày liên tiếp bà vừa làm vừa ăn, chong mắt không hề ngủ nghỉ.

Mất 1 năm với 8 lứa tằm thử nghiệm, rồi những tấm vải, tấm chăn do tằm tự dệt đầu tiên cũng đã hoàn thành. Bà đưa vào nồi đun nấu, tấm chăn bung nở bóng mịn, ấm áp đến lạ thường. Bà ôm lấy tấm chăn đó, nước mắt giàn giụa vì hạnh phúc. Năm 2010 bà trình làng sản phẩm và phương pháp lần đầu tiên có trong lịch sử loài người: Chăn tơ tằm tự dệt.

Tằm đã nhả tơ… vàng

Khi đã thành công thì lại phải mất một thời gian nghiên cứu để đưa tơ tằm vào thành sản phẩm gì? Sử dụng vào việc gì? Làm chăn thì làm như thế nào, gối thì như thế nào...? Cũng có thời gian bà Thuận thao thức hàng chục đêm để “chăm sóc” đàn tằm, không để tấm kén bị chỗ dày chỗ thưa. Bà Thuận đã đặt hết tâm huyết cuộc đời mình vào hàng vạn “thợ tằm” này. Với giá 4 triệu đồng/kg bông tơ tằm tự dệt không phải quá đắt đối với những khách hàng biết về giá trị sản phẩm tơ tằm. Nhưng lượng khách ấy không phải quá nhiều, đặc biệt là loại chăn tơ tằm tự dệt lại rất mới, vì thế mà bước đầu bà đã phải cho, biếu rất nhiều để mọi người biết về sản phẩm và giới thiệu bạn bè sử dụng.

Bà Thuận tâm sự: “Nhiều người đã quen với những chiếc chăn giá 500.000 đồng nhiều hoa văn, màu sắc. Thế nên, để thay đổi tư duy sang dùng một chiếc chăn tơ tằm giá hơn 10 triệu đồng/chiếc là cả một quá trình dày công suy nghĩ và tốn rất nhiều công sức. Điều tôi quan tâm sau khi tấm chăn hoàn thành là mẫu mã, màu sắc sao cho phù hợp với thị hiếu, cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường”.

Đến nay, khi mùa đông giá lạnh, những chiếc chăn hai lớp có giá 10 triệu đồng xuất bán ầm ầm; còn mùa hè, chăn một lớp bán 5 triệu đồng/chiếc chưa đủ để cung ứng. Thực tế đó đã nói lên sự thành công của bà Giám đốc Thuận với nghiệp “ăn cơm đứng” của mình.

Nếu theo cách làm trước đây, con nhộng sau khi bỏ kén đã chết do bị ngâm nước thì với cách làm mới của bà, sau khi hoàn thành “nghĩa vụ”, nhộng tằm vẫn còn tươi, có thể giữ được lâu và mùi vị thơm ngon, giàu chất đạm. Đây cũng là một cách để tăng thu nhập cho bà con nuôi tằm sau sản phẩm chăn tơ tằm tự dệt. 

Theo Việt Tùng/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập650
  • Hôm nay99,136
  • Tháng hiện tại835,246
  • Tổng lượt truy cập93,212,910
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây