Học tập đạo đức HCM

Nhận dạng chất cấm gây hại trong chăn nuôi

Thứ năm - 13/07/2017 06:55
Để qua mặt các cơ quan chức năng về việc buôn bán chất cấm trong chăn nuôi, nhiều kẻ hám lợi đã dùng chiêu trò đưa thuốc xuống các trang trại, quảng cáo là “men tiêu hóa”, “men vi sinh” rồi xúi người dân trộn thuốc vào thức ăn cho lợn để lợn nhanh lớn, mã đẹp.
Cán bộ thú y đang lấy mẫu kiểm tra chất cấm tại xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang.

Theo ông Nguyễn Văn Việt - Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT, chất cấm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Salbutamol (chất tạo nạc) và vàng ô. “Chất vàng ô hiện nay mua bán trên thị trường rất dễ dàng, khó kiểm soát. Nguy hiểm hơn, một số cá nhân còn sử dụng chất này để làm vàng dưa muối, măng chua...” - ông Việt nói.

Tháng 3.2016, Chi cục Thú y TP.HCM đã chuyển hướng sang kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều lô lợn “dính” chất cấm tại các cơ sở giết mổ. Trong quá trình điều tra, Thanh tra phát hiện thêm một chất cấm mới là Cysteamine – chất tiền hooc-môn tạo nạc. Thậm chí, người dân còn sử dụng cả viên chống hen xuyễn cho người (thành phần có chứa Salbutamol) về tán cho lợn ăn.

Loạn chất cấm
 
Bộ NN&PTNT cho biết, thời gian qua, cơ quan chức năng đã xác định thêm hành vi mới trong việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đó là sử dụng chất cấm dưới dạng biệt dược dạng lỏng, các loại thuốc an thần gây mê dùng cho lợn như Combistress và Prozil được nhập khẩu từ nước ngoài theo dạng thuốc thành phẩm. Qua điều tra, cơ quan chức năng đã xác định được đối tượng cung cấp chất cấm dưới dạng biệt dược dạng lỏng cho 2 trại chăn nuôi lợn ở Đồng Nai sử dụng. Chất lỏng này được xác định thuộc nhóm Beta-Agronist với giá thành đối tượng cung cấp là 1,5 triệu đồng/lọ 20ml và tiêm trực tiếp cho 20 con lợn ở giai đoạn 20 ngày trước khi xuất chuồng.
 
Trước đó, ngành chức năng đã phát hiện một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trộn chất tạo nạc Salbutamol và Clenbuterol vào cám cho lợn, gà ăn. Các chất này làm lợn tăng trọng nhanh, tiêu biến mỡ và tăng tỷ lệ thịt nạc. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng sử dụng các loại kháng sinh như Sulfadimidine, Florfenicol... trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm vượt ngưỡng cho phép, giúp kích thích tăng trọng cho gia súc, hỗ trợ tiêu hóa và phòng bệnh.
 
Đáng lo ngại là nhiều chủ trang trại còn sử dụng cả chất vàng ô (chất tạo màu trong công nghiệp dệt, nhuộm) để pha trộn vào thức ăn cho gà, giúp gà có màu vàng hấp dẫn. Khi chất vàng ô tồn dư trong thức ăn sẽ gây ra ngộ độc cấp tính cho con người như méo miệng, phù nề, viêm nhiễm, mắt không khép được, liệt cơ; gây rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp và nguy cơ sảy thai. 

Chất cấm núp bóng “men tiêu hóa”

Để qua mặt các cơ quan chức năng về việc buôn bán chất cấm trong chăn nuôi, nhiều kẻ hám lợi đã áp dụng chiêu trò mới – đưa thuốc xuống các trang trại, quảng cáo là “men tiêu hóa”, “men vi sinh” rồi xúi người dân trộn thuốc vào thức ăn cho lợn để lợn nhanh lớn, mã đẹp.

Ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NN&PTNT) cho biết, trong các đợt cao điểm kiểm tra thời gian qua, ngành chức năng đã phát hiện nhiều chiêu trò mới, tinh vi hơn trong việc buôn bán, sử dụng chất cấm. Cụ thể, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi khi đưa cám xuống trang trại, hộ nuôi thường kèm theo gói bột trắng dưới dạng không nhãn mác và giải thích là “men tiêu hóa”, xúi người chăn nuôi sử dụng chất cấm. Cụ thể, nếu người dân sử dụng gói “bột trắng” được cung cấp thì giá bán thức ăn sẽ giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Nhiều chủ trang trại dù được tuyên truyền, dù nghi ngờ đó là chất cấm nhưng vì ham lợi nhuận nên vẫn sử dụng.

Cũng theo ông Dũng, tháng 3.2016, Chi cục Thú y TP.HCM đã chuyển hướng sang kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều lô lợn “dính” chất cấm tại các cơ sở giết mổ. Trong quá trình điều tra, Thanh tra phát hiện thêm một chất cấm mới là Cysteamine – chất tiền hooc-môn tạo nạc. Thậm chí cơ quan chức năng ở Vĩnh Long còn phát hiện trường hợp người dân sử dụng viên chống hen xuyễn cho người (trong thành phần có chứa Salbutamol) về tán cho lợn ăn.

Theo Minh Huệ/trang trại việt
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại768,144
  • Tổng lượt truy cập93,145,808
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây