Học tập đạo đức HCM

Những thứ ở Việt Nam cho không đắt, xuất khẩu ra nước ngoài lại thu về tiền tỷ?

Thứ hai - 11/09/2017 05:29
Lá chanh, tía tô, lá tre, bèo tây... ở Việt Nam là những loại thực vật vô cùng quen thuộc, thậm chí mọc hoang dã, cho không ai lấy. Thế nhưng, khi xuất khẩu sang nước ngoài lại mang về tiền tỷ. Vì sao vậy?

Tía tô sang Nhật

Tía tô vốn là rau gia vị được bán phổ biến khắp các chợ Việt Nam. Chỉ bỏ ra 1.000 - 2.000 đồng, người tiêu dùng có thể mua được một mớ. Thế nhưng, cách đây không lâu, một trang trại ở huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã trồng được lá tía tô xanh để xuất khẩu sang Nhật Bản.

tía tô

Lá tía tô màu xanh được chọn lọc từng lá với kích cỡ bằng nhau, không rách nát khi xuất khẩu sang Nhật Bản có giá 500-700 đồng mỗi lá.

Điều đáng nói, tía tô khi xuất sang Nhật có giá từ 500 - 700 đồng/lá. Trang trại này thu được một khoản tiền không hề nhỏ khi mỗi ngày xuất sang đất nước mặt trời mọc khoảng 100.000 lá tía tô (45kg - thu khoảng 50-70 triệu đồng). Theo tính toán, nếu áp dụng đúng quy trình thì một hecta tía tô sẽ cho thu hoạch 17-18 triệu lá, doanh thu tầm 2,5 tỷ đồng.

Lá chanh đi Tây

Lá chanh vốn là loại gia vị được sử dụng phổ biến nhất trong món gà luộc, thường được các tiểu thương tặng kèm khi mua gà. Song một công ty ở TP.HCM quyết định đặt hàng các nhà vườn mua lá chanh xuất khẩu sang châu Âu, thu về cả triệu đô.

lá chanh

Lá chanh chủ yếu được xuất khẩu trang Châu Âu.

Công ty này đã xuất khẩu 6 tấn lá chanh, chủ yếu sang các nước châu Âu và thu về cả triệu USD. Công ty này cho biết, lá chanh xuất sang thị trường châu Âu có 2 dạng, dạng gia vị được đóng gói chung với sản phẩm riềng, ớt hiểm và sả cây, tạo nên hương vị hoàn chỉnh của món lẩu Thái. So với hàng Thái Lan, gia vị nấu lẩu Thái của Việt Nam thơm và đậm đà hơn rất nhiều. Còn dạng thông thường thì chỉ bao gói lá chanh thành những túi nhỏ và được cấp đông hoàn toàn.

Theo những người trong nghề, lá chanh dao động từ 15.000-16.000 đồng/kg. Vào lúc cao điểm, giá lá chanh đắt hơn, tầm 22.000-24.000 đồng/kg. 

Xuất khẩu lá tre kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm

Năm 1992, giá vàng chỉ hơn 400.000 đồng/chỉ trong khi chưa đầy 50 kg lá tre của người dân ở An Phú (Mỹ Đức, Hà Nội) bán giá 14.000 đồng/kg, thu về 700.000 đồng. Được biết, thời điểm đó, lá tre được xuất khẩu trực tiếp sang Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản... để gói những loại bánh cao cấp, tạo nên những hương vị đặc trưng làm "mê hoặc" khứu giác, vị giác thực khách.

lá tre

Một cơ sở đang gia công lá tre trước khi xuất khẩu.

Lá tre đạt tiêu chuẩn chia làm các loại: loại A dài 45 cm, ngang 10 cm; loại B dài 40 cm, ngang 8 cm. Lá thành phẩm yêu cầu phải to bản, lành lặn, chỉ đốm hay rách một tí là coi như bỏ đi.

Trung bình, mỗi cơ sở ở An Phú xuất khẩu khoảng 100 - 200 tấn lá tre sang nước ngoài, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm. Được biết, việc xuất khẩu lá tre sang nước ngoài đến giờ được duy trì đều đặn.

Bèo tây đi Châu Âu, Nhật Bản

Thân cây bèo tây (lục bình) tưởng chừng chỉ là đồ bỏ đi hoặc làm thức ăn cho động vật nhưng qua bàn tay của người nông dân Ninh Bình lại “biến” thành hàng xuất ngoại đắt giá, cho thu nhập cao. Từ khi có nghề đan bèo tây xuất khẩu, nhiều việc làm liên quan đến loại cây này ở Kim Sơn cũng phát triển như nghề vớt bèo tây phơi khô để bán, nghề thu mua thân bèo khô, nghề đan bèo tây... Từ cây bèo tây, nhiều nông dân địa phương có thêm thu nhập, giải quyết được việc làm lúc nông nhàn.

bèo tây

Một thợ lành nghề đan bèo Tây ở Ninh Bình.

Một chủ một đại lý thu mua hàng thủ công mỹ ngệ ở Kim Sơn cho biết, các sản phẩm từ bèo tây chủ yếu xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Nhật Bản, đây là hai thị trường rất ưa chuộng hàng thủ công do người dân Việt Nam là ra vì có tính thẩm mỹ và độ bền cao lại rất thân thiện với môi trường.

Mỗi ngày, một thợ lành nghề đan bèo tây cũng kiếm được số tiền từ 200 - 500 nghìn đồng. Những người làm siêng năng làm việc cả vào buối tối, thu nhập còn cao hơn nhiều, bình quân từ 500 đến hơn 1 triệu đồng. Nghề làm nhẹ nhàng này những năm qua giúp người nông dân tại Ninh Bình có thêm thu nhập đáng kể mỗi tháng.

 

Thanh Hà (TH)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập355
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm351
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại233,469
  • Tổng lượt truy cập85,140,505
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây