Học tập đạo đức HCM

Ninh Thuận Bài 2: Nông thôn khởi sắc qua thực hiện Nghị quyết Tam nông

Chủ nhật - 23/09/2018 09:42
Điểm sáng trong thực hiện Nghị quyết Tam nông đó là tỉnh chú trọng đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Theo đánh giá chung, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, diện mạo nông thôn tỉnh nhà ngày càng khởi sắc.

Với quyết tâm tạo chuyển biến mạnh, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, tạo diện mạo mới cho các làng quê ngày càng khang trang, tỉnh ban hành các quy định về cơ chế lồng ghép và quản lý các nguồn vốn đã tháo gỡ được những khó khăn trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới có hiệu quả. Theo báo cáo, toàn tỉnh có 47 xã thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, với tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2011-2017 hơn 6.534 tỷ đồng. Đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Từ nguồn vốn huy động được, các địa phương đầu tư xây dựng kết hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ dân sinh và phát triển sản xuất. Qua đó, đã cứng hóa được 105,9 km đường giao thông nông thôn, kiên cố gần 5,5 m kênh mương cấp 2, cấp 3; nâng cấp, xây dựng một số phòng học và trạm y tế. Ngoài ra, việc lồng ghép các nguồn vốn các chương trình, dự án cũng đã xây dựng được 458 km đường giao thông nông thôn, cứng hóa 52 km kênh mương nội đồng. Từ sự chú trọng đầu tư đồng bộ “điện, đường, trường, trạm” cho khu vực nông thôn, đến nay, tất cả các xã trên địa bàn tỉnh đều có đường giao thông đảm bảo cho ô tô đến tận trung tâm xã; 34/47 xã đạt tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa từ 50-100%; hệ thống thủy lợi, lưới điện, cơ bản đảm bảo nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Diện mạo nông thôn xã Phước Hậu (Ninh Phước) ngày càng khởi sắc 
từ thực hiện Nghị quyết Tam nông. Ảnh: A.T

Không dừng lại đó, hạ tầng thương mại nông thôn cũng được chú trọng đầu tư, tạo thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản của bà con. Giai đoạn này, toàn tỉnh có 20 chợ nông thôn được đầu tư xây mới và nâng cấp cải tạo, với kinh phí gần 29 tỷ đồng, nâng tổng số chợ nông thôn lên 80 chợ. Theo lãnh đạo Sở Công Thương, mạng lưới chợ được phát triển rộng khắp đã tạo điều kiện cho nông dân, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với nền kinh tế thị trường, thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, sang sản xuất hàng hóa với các mặt hàng đặc thù đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Nghị quyết Tam nông ra đời trong thời điểm tỉnh ta thực hiện chương trình cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao hàm lượng khoa học của sản phẩm nông nghiệp và thu nhập của nông dân. Để đạt được mục tiêu, tỉnh xác định nguồn lực con người đóng vai trò chủ chốt, từ đó chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo đột phá mới giúp nông dân làm chủ công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất. Trước đây, lao động nông thôn hầu như chưa qua đào tạo, bà con chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm nên hiệu quả không cao, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Sau khi được tạo điều kiện thuận lợi tham gia các khóa đào tạo, một bộ phận lớn lao động nông thôn đã nắm vững kỹ thuật để triển khai các mô hình sản xuất thích ứng với hạn hán, đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Hùng Ky, ở xã An Hải (Ninh Phước) đi đầu trong sản xuất măng tây xanh ứng dụng công nghệ cao, trở thành “nông dân thời @” nhờ có sự hỗ trợ đào tạo nghề của ngành chức năng là một điển hình. Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, triển khai Chương trình đào tạo nghề lao động nông thôn theo Quyết định số 1965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay tổng số lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh được học nghề 12.274 người, với các ngành nghề chính như trồng trọt, chăn nuôi, dệt, mỹ nghệ, chế biến nông sản; số lao động học xong có việc là 8.776 người, đạt 71,1%.

Có thể nói, qua thực hiện Nghị quyết Tam nông với việc triển khai những nội dung cụ thể, hướng trọng tâm vào phục vụ lợi ích của nông dân đã làm thay đổi nhận thức của nông dân từ bỏ tập tục sản xuất lạc hậu chuyển sang hình thức tổ chức sản xuất liên kết theo hướng tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư nông nghiệp đảm bảo ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế. Đây là xu thế mới của nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập, giúp nông dân vươn lên làm giàu bằng chính trên đồng đất của mình, góp phần vào thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

 

Tác giả bài viết: Anh Tùng

Nguồn tin: baoninhthuan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Hôm nay35,031
  • Tháng hiện tại992,487
  • Tổng lượt truy cập93,370,151
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây