Học tập đạo đức HCM

Nông dân dạy nhau làm ăn

Thứ năm - 30/04/2015 00:58
Ở nông thôn không ai lạ gì với nuôi lợn, nuôi gà nhưng để am hiểu kỹ thuật nuôi đúng cách, hạn chế được dịch bệnh thì không phải ai cũng tường tận. Thời gian qua ở Hà Tĩnh đã có hàng ngàn nông dân “ôm sách” đi học nuôi lợn, chăm gà... từ các giảng viên chuyên nghiệp và những nông dân thành đạt.

 

“Làm ăn lớn thì phải học”

Chị Trương Thị Thủy- Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Nam Hương, huyện Thạch Hà, cho biết: “Chưa bao giờ người ND lại thích đi học như lúc này, họ không phải đi học cho vui mà học để làm ăn lớn”. Theo ghi nhận của phóng viên NTNN, hiện ở xã Nam Hương, các hộ dân đã đầu tư xây dựng chuồng trại rất khang trang. 3 năm gần đây, tỉnh Hà Tĩnh chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, kêu gọi ND chăn nuôi liên kết, tỉnh và huyện hỗ trợ từ vốn đầu tư đến cơ sở hạ tầng chuồng trại. Ở Nam Hương đất đai rộng, tỉnh có chính sách hỗ trợ nông dân làm ăn lớn nên nhiều ND đã đầu tư làm chuồng trại với mong muốn chăn nuôi quy mô lớn.

 

Nong dan day nhau lam an
Nông dân tham gia lớp học thực hành tiêm phòng cho gà. H.A
 
Tuy nhiên, bập vào kinh doanh, các ND đều vỡ ra việc đầu tiên họ phải học kỹ thuật, hoạch định sản xuất. Trước nhu cầu này, 3 tháng đầu năm 2015, thông qua kênh Hội ND, xã đã tổ chức được 1 lớp học cho hơn 40 hội viên chăn nuôi gà. Học xong các hộ dân đều về vay vốn đầu tư ngay, hộ nuôi ít quy mô cũng từ 200-300 con gà/lứa, hộ nuôi nhiều thì liên kết với doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 con/lứa. Đối với những hộ nuôi trên 1.000 con gà, ngoài được hỗ trợ vốn vay còn được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ để xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải, mua con giống.

 

Chị Nguyễn Thị Nga ở xóm 2 xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tâm sự: "Sau khi tham gia lớp học, tôi được Hội ND xã đứng ra tín chấp giúp vay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng mô hình chăn nuôi từ 3 con lợn đơn lẻ lên 150 con/lứa. Đến nay, bình quân mỗi năm, gia đình tôi xuất chuồng khoảng 400 con lợn thịt, thu nhập trên 220 triệu đồng”.

Nông dân dạy nông dân

Trong một lần đi cùng giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND thuộc Hội ND tỉnh Hà Tĩnh đến với bà con huyện Đức Thọ tham gia học nghề chăn nuôi, chúng tôi hết sức bất ngờ bởi bài giảng hết sức cuốn hút của một “giáo viên” là ND thực thụ. Theo lời của anh Nguyễn Tiến Anh-Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh, “giảng viên” đó là ông là Nguyễn Bá Linh ở xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ. Ông là chủ trang trại chăn nuôi lợn với quy mô 600 con/lứa, mỗi năm doanh thu từ 2-3 tỷ đồng, lợi nhuận 250-300 triệu đồng.

“Ông Linh vừa là "giảng viên" trực tiếp, vừa thực hành, miệng nói tay làm để bà con làm theo. Những lần có ông Linh giảng dạy, buổi học nào cũng sôi nổi nhất là hỏi đáp tại lớp học. Thú thật am hiểu thực tế thì không ai qua được chủ trang trại đâu”- giáo viên Biện Văn Quảng (Phòng dạy nghề Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh) tâm sự.

Theo anh Nguyễn Tiến Anh, hiện nay trung tâm đang lên đề cương xúc tiến để thuyết phục chính những chủ trang trại tham gia giảng dạy với vai trò là tập huấn viên cùng giáo viên trung tâm. Thời điểm này Hà Tĩnh có hơn 5.000 là chủ trang trại mô hình làm ăn hiệu quả. Đến thời điểm này trung tâm mới thuyết phục được 11 người là các chủ trang trại tham gia...

  Thống kê của Sở LĐTBXH Hà Tĩnh, năm 2014 đã có 184 lớp dạy nghề được tổ chức với 6.080 lao động nông thôn tham gia. Số lao động được đào tạo các nghề gắn với sản phẩm chủ lực của tỉnh, huyện chiếm trên 75%. Đặc biệt, trên 80% lao động sau đào tạo biết áp dụng kiến thức vào sản xuất. 
 
Hữu Anh
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập379
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm375
  • Hôm nay33,865
  • Tháng hiện tại160,427
  • Tổng lượt truy cập85,067,463
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây