Học tập đạo đức HCM

Nông dân giàu - bệ đỡ cho nông thôn phát triển nhanh

Thứ sáu - 25/11/2016 23:08
Sau thời gian xây dựng phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (ND SXKDG), đã có hàng chục nghìn ND giỏi TP.HCM đang ngày ngày cống hiến tài lực để xây dựng nông thôn mới thành phố.

Theo ông Lê Văn Thành – Trưởng phòng Văn hóa – Xã hội (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM), việc giúp đỡ ND nâng cao thu nhập để thực hiện Chương trình nông thôn mới là  cách làm đúng, nhưng không nên dàn trải. “Chương trình có vốn đối ứng từ ND. Vậy, nếu đời sống không khá giả thì ND lấy tiền của đâu làm vốn đối ứng để xây dựng nông thôn?” - ông Thành nêu.

Nhiều mũi giáp công

 nong dan giau - be do cho nong thon phat trien nhanh hinh anh 1

Ông Nguyễn Hữu Đệ (xã Quy Đức, Bình Chánh) đã chuyển từ làm rau ăn quả sang trồng lan sau khi được hỗ trợ khoa học kỹ thuật.   Ảnh: T.T

Theo Hội ND TP.HCM, đến nay có hàng nghìn lượt ND đã đăng ký thực hiện các nội dung liên quan đến 19 tiêu chí xây dựng NTM. 

 

Những năm qua, nhằm xây dựng phong trào ND SXKDG, các sở, ngành liên quan đã chủ động chọn một số mũi nhọn hỗ trợ ND. Theo Sở Khoa học - Công nghệ thành phố, trong giai đoạn 2012 – 2016, thành phố đã đầu tư nhiều đề tài và dự án phục vụ nhu cầu ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu là các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Bên cạnh đó, Sở cũng đã phối hợp với Hội ND thành phố chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho ND giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Trong khi đó, Sở NNPTNT thành phố chọn chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị để hỗ trợ xây dựng phong trào ND SXKDG với dạy nghề phát triển sản xuất, khuyến nông, phát triển kinh tế hợp tác và chương trình chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị.

Việc chuyển giao khoa học- kỹ thuật giúp ND mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu, tìm tòi, sáng chế và ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình thực nghiệm xử lý vi sinh nước nuôi tôm bằng vật liệu Zeolite tẩm nano bạc tại huyện Cần Giờ, hồ thu giữ nước chạt trong sản xuất muối, nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại huyện Nhà Bè, nuôi tôm thẻ sạch bằng công nghệ bức xạ, nuôi cá kiểng bằng hồ cá thông minh...

Theo ông Nguyễn Hữu Đệ (xã Quy Đức, Bình Chánh), trước đây ông chủ yếu trồng rau ăn quả với diện tích 12.000m2. Tuy nhiên, sau khi tính thiệt hơn và học xong lớp kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành, ông đã đầu tư vườn lan Denbro rộng 2.000m2 và bỏ dần nghề làm rau ăn quả. “Nếu so với 2.000m2 hoa lan thì 12.000m2 rau ăn quả lợi nhuận không bằng. Không những thế, chăm sóc hoa lan cũng nhẹ công hơn rau ăn quả rất nhiều” - ông Đệ chia sẻ.

“Hiệu quả từ việc ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi vào sản xuất đã thu hút nhiều ND tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất...”- ông Trần Trường Sơn – Phó Chủ tịch Hội ND thành phố cho biết.

Giàu có để xây dựng nông thôn

Ông Trần Trường Sơn đánh giá, phong trào ND SXKDG không những phát huy được vai trò kinh tế gia đình mà còn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn nông thôn, tham gia xây dựng nông thôn mới ở thành phố.

Lãnh đạo Sở NNPTNT TP.HCM cũng cho rằng, phong trào đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương. Qua phong trào đã khuyến khích, động viên cán bộ, hội viên, ND phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo cùng nhau xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn; đồng thời tích cực tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, ND đóng góp công sức và vật chất vào quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng, đời sống văn hóa cơ sở... góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM của thành phố.

Theo Hội ND thành phố, đến nay, có hàng nghìn lượt ND đăng ký thực hiện các nội dung liên quan đến 19 tiêu chí xây dựng NTM, hơn 19.600 hộ hiến trên 200ha đất để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp chi phí hơn 1.455 tỷ đồng… 

Tác giả bài viết: Trần Thế

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập346
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại878,351
  • Tổng lượt truy cập92,052,080
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây