Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp công nghệ cao khó tiếp cận gói tín dụng 100.000 tỷ đồng

Thứ ba - 11/07/2017 04:20
Nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư dài. Tuy nhiên, đầu tư vào nông nghiệp lại hay gặp rủi ro nên các ngân hàng thận trọng khi cho vay. Do vậy, việc tiếp cận nguồn vốn cho nông nghiệp công nghệ cao còn rất thấp.
Đó là ý kiến của

Ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

 ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khi trao đổi với phóng viên báo Tin Tức về vấn đề này.

Xin ông cho biết, đâu là những “điểm nghẽn” lớn nhất khi các ngân hàng triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao thưa ông?

Qua trình hội nhập mang lại cả thời cơ và thách thức. Cùng với đó, nông nghiệp Việt Nam còn đối mặt với các thách thức: bị ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, đầu tư cho nông nghiệp thấp, tình trạng được mùa mất giá … Do vậy, Việt Nam phải tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó tập trung vào nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Việc Chính phủ cam kết có một gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao, 8 ngân hàng thương mại đồng tình ủng hộ cho vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0.5%/năm đến 1.5%/năm so với các chương trình cho vay khác đã mang đến nhiều hy vọng cho doanh nghiệp cũng như người dân làm nông nghiệp công nghệ cao.

Tuy nhiên, qua hơn nửa năm triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Thủ tướng Chính phủ, việc tiếp cận nguồn lực, nguồn vốn cho nông nghiệp công nghệ cao của các hộ nông dân là rất thấp, dưới 30.000 tỷ đồng. Trong số đó, chủ yếu nguồn vốn dành cho nông nghiệp sạch, còn vốn cho nông nghiệp công nghệ cao  thấp. 

Việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao cũng gặp khó khăn. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN

Việc tuyên truyền để doanh nghiệp, người dân hiểu về nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế. Nhiều nơi hiểu đây là chính sách ưu đãi của Nhà nước nhưng thực chất là chính sách cho vay của các ngân hàng thương mại nhưng được ưu tiên lãi suất. Do đây là chương trình không có sự hỗ trợ của Nhà nước nên việc cho vay phải đảm bảo đúng các quy định về tín dụng thương mại. 

Vì vậy, việc doanh nghiệp, người dân tiếp cận được nguồn vốn này để khởi nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao còn ít.

Từ cuối năm 2016 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo cần phải có một gói tín dụng 100.000 tỷ đồng với cơ chế vay ưu đãi, thuận lợi, thông thoáng nhất để khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. Ngày 24/4/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 813 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ.


Vấn đề thứ hai là tiêu chí cụ thể để phân biện nông nghiệp công nghệ sạch và nông nghiệp công nghệ cao còn “lơ mơ”. Vấn đề thứ ba là tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao chưa rõ ràng, minh bạch, nên gói tín dụng 100.000 tỷ đồng khó triển khai.

Thực tế, nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư dài, nông nghiệp lại hay gặp rủi ro, nên các ngân hàng thận trọng khi cho vay. Do vậy, doanh nghiệp, nông dân phải giải quyết được các vấn đề "điểm nghẽn" như: thị trường, tiêu thụ, hợp đồng xuất khẩu… mới vay được vốn.

Hội Nông dân sẽ làm gì để giúp đỡ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao gỡ những điểm nghẽn trên thưa ông?

Trước mắt, Hội Nông dân sẽ tổ chức các chương trình, hội thảo để cung cấp thông tin cho nông dân, doanh nghiệp hiểu như thế nào là làm nông nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân sẽ làm việc với các ngân hàng mại để giúp đỡ các nông dân vay được vốn ngân hàng. Khi có tiêu chí cụ thể, Hội nông dân sẽ vận động, liên kết các nông dân, doanh nghiệp thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp. 

Xin cảm ơn ông!

Theo báo cáo kết quả sơ bộ, đến nay, tổng dư nợ cho vay ứng dụng công nghệ cao tại các ngân hàng thương mại đã đạt 32.339 tỷ đồng, với 4.021 khách hàng (3.957 khách hàng cá nhân, 64 doanh nghiệp). Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 21.700 tỷ đồng, chiếm 84%; dư nợ cho vay nông nghiệp sạch đạt 4.300 tỷ đồng.

H.V/Báo Tin Tức


 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm264
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,563
  • Tổng lượt truy cập92,581,227
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây