Ảnh minh họa |
Theo các chuyên gia về nông nghiệp, hiện nay, các đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp đang là kênh phân phối chủ chốt giữa DN và nông dân.
Ông Vũ Hữu Đức, Giám đốc Công ty TNHH S Green Việt Nam, cho biết nhiều nông dân có vốn nhưng không muốn phụ thuộc vào đại lý và muốn cắt bỏ khâu trung gian này.
“Vì vậy, chúng tôi đang rất cần những kênh thông tin tương tác trực tiếp tới nông dân”, ông Đức nói.
Ông Nguyễn Văn Việt, nông dân ở huyện Tam Bình (tỉnh Vĩnh Long), chia sẻ nông dân rất muốn nhận được thông tin trực tiếp của ngành Nông nghiệp, DN hay các chuyên gia. Chẳng hạn khi lúa, cây trồng bị bệnh, nông dân rất cần biết nên phun thuốc nào hiệu quả thay cho tình trạng thiếu thông tin hiện nay khiến họ không có sự lựa chọn và đại lý bán thuốc nào thì đành phải mua thuốc đó.
Thực tế trên là cơ sở để Viettel ICT phát triển giải pháp nông nghiệp điện tử (Agri.ONE), bước đầu triển khai tại 13 tỉnh ĐBSCL, 5 tỉnh Tây Nguyên và 6 tỉnh Đông Nam Bộ.
Toàn bộ thông tin chi tiết như vốn, giống, kỹ thuật canh tác, thời tiết, dịch bệnh, giá cả đầu ra… sẽ được Agri.ONE cung cấp cho hàng triệu thuê bao di động của nông dân.
Ngoài ra, với dịch vụ này, nông dân có thể gọi điện trực tiếp đến các chuyên gia nông nghiệp để được tư vấn.
Đối với các DN nông nghiệp, đây là cơ hội để giới thiệu trực tiếp sản phẩm dịch vụ của mình, giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng; thực hiện đào tạo, tư vấn cho nông dân và hệ thống đại lý...
Theo baodientu.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã