Học tập đạo đức HCM

Nông thôn khởi sắc

Thứ năm - 04/05/2017 03:30
Lão nông Trần Nhượng (80 tuổi, trú xã Hòa Nhơn, H. Hòa Vang, Đà Nẵng) chưa thể nào quên được cái nghèo, cái khó cứ bám dai dẳng bà con quê ông trong những năm chiến tranh ác liệt và cả những năm đầu sau ngày quê hương giải phóng.

Hòa Vang lúc đó là vùng nông thôn "4 không": không đường, không điện, không trường, không trạm; nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo lên đến 70-80%. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương phải vượt qua mọi khó khăn, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, tham gia khai hoang phục hóa, tháo gỡ bom mìn, làm phong trào thủy lợi, thâm canh tăng vụ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và cơ giới hóa nông nghiệp… Bây giờ nhìn lại bộ mặt nông thôn Hòa Vang, tôi vẫn cứ ngõ như là mơ", ông Nhượng bộc bạch.

Năm 2005, Hòa Vang được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới thì lúc này, người dân nông thôn đã thực sự khoác lên mình chiếc áo của một thị dân. Điều này thể hiện qua một nhịp sống mới năng động, sáng tạo, nhiều công trình được đầu tư xây dựng như: Khu phố chợ Hòa Phong, Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, Khu nhà vườn Hòa Ninh. Các tuyến ĐT602, ĐT605 trở thành những phố mới rộng thênh thang; cầu Sông Yên, Tà Lang- Giàn Bí, Diêu Phong, Trường Định đã kết nối đôi bờ, tạo thuận lợi cho người dân vùng sâu, vùng xa sinh hoạt, sản xuất.

Nuôi cá bè ở xã Hòa Khương.

Những gì mà Hòa Vang có được hôm nay là kết quả của một quá trình phấn đấu không ngừng, khẳng định sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ và quân dân huyện nhà. Tiếp tục thành quả ấy, các dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, đường Vành đai phía Nam, đường cao tốc La Sơn- Túy Loan đang thi công xây dựng, khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần tạo thêm động lực cho Hòa Vang phát triển, xứng tầm với đô thị. Ông Nguyễn Ban (trú xã Hòa Khương) hồ hởi cho biết: "Khi địa phương triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống mọi mặt ở nông thôn nâng lên nhiều lắm. Cái ăn thì từ lâu, không phải nghĩ tới nữa, còn đời sống tinh thần cũng đang dần dần nâng lên. Đường sá thì khang trang, có điện thắp sáng, có trường học cho mấy đứa nhỏ khỏi phải đi xa, có trạm y tế áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật… Từ trong cái nghèo, cái khó người dân đã cần mẫn tìm tòi, học hỏi và phát triển thành công các mô hình sản xuất. Kinh tế nhiều gia đình khá hẳn lên, các con ăn học thành đạt. Nông thôn mà được vậy là hạnh phúc lắm rồi!".

 Theo Bí thư Huyện ủy Hòa Vang Trần Văn Trường, không phải chỉ khi có Nghị quyết "Tam nông" và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện mới ưu tiên cho công tác xây dựng kết cấu hạ tầng mà trước đó, huyện đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển giao thông nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, cơ giới hóa sản xuất để từng bước cải thiện cuộc sống người dân. Hòa Vang có được diện mạo như hôm nay là cả một câu chuyện dài, không chỉ giải quyết trong một sớm, một chiều. Song, cốt lõi vẫn là làm thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân, nông nghiệp phát triển bền vững, bộ mặt nông thôn đổi mới, văn minh mà vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống... Và có lẽ, những người lớn tuổi như ông Nhượng, ông Ban mới cảm nhận hết được sự đổi thay đổi của quê hương theo thời gian, nông dân không còn bận tâm đến bữa cơm no bụng mà lo tới chuyện tích lũy, mở rộng sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo khoa học-kỹ thuật, bám sát thị trường. Nhà cũ xuống cấp, chật chội, người dân phá bỏ hoặc cơi nới thêm cho rộng rãi. Máy móc, phương tiện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hay sinh hoạt gia đình nhà nào cũng đủ đầy.

 Nhìn lại chặng đường đã qua, một khoảng thời gian chưa phải là dài, nhưng đó lại là quãng thời gian để người dân nông thôn Hòa Vang sáng tạo, cần cù và chắt chiu để rút dần khoảng cách với người dân thành thị. Và rõ ràng bằng ý Đảng, lòng dân cộng hưởng thành sức mạnh nội sinh để người dân Hòa Vang năng động, xây dựng cuộc sống phồn vinh bằng chính đôi tay và nghị lực của mình.

Tác giả bài viết: Vy Hậu

Nguồn tin: cadn.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay62,262
  • Tháng hiện tại62,262
  • Tổng lượt truy cập84,969,298
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây