Học tập đạo đức HCM

Phát triển mạnh những mô hình nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ tư - 20/06/2018 05:49
Trước những tác động khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân Đồng bằng sông Cửu Long, việc chủ động tìm hướng phát triển sản xuất nông nghiệp thông minh và bền vững được xem là giải pháp hữu hiệu cho người dân nơi đây.
Nông dân ĐBSCL chuyển đổi sản xuất lúa sang trồng cây ăn trái
  cho hiệu quả kinh tế cao (Ảnh: K.V)

Kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra mới đây đã khẳng định, trong vòng 1 thế kỷ, nhiệt độ trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long có thể tăng từ 2,5 đến 3,7 độ C. Nước biển dâng cao 0,8 đến 1m. Đồng nghĩa điều này, sẽ có khoảng 40% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập trong nước biển.

Hiện, hầu hết các cửa sông tại Đồng bằng sông Cửu Long đã bị xâm mặn từ 50 km đến 70 km. Đặc biệt, sông Vàm Cỏ có xâm mặn hơn 90 km. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp và ngày càng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trong hai năm 2016 và 2017, thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra ở Đồng bằng sông Cửu Long khoảng trên 18.000 tỷ đồng. Trên 82.000 ha đất tôm nuôi bị ảnh hưởng thậm chí mất trắng. Hạn mặn còn khiến 390.000 hộ thiếu nước sinh hoạt… Bên cạnh đó, từ năm 2010 đến nay, diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển có xu thế ngày càng gia tăng. Tốc độ xói mòn đã vượt tốc độ bồi tích làm diện tích Đồng bằng sông Cửu Long giảm khoảng 300 ha một năm.

Việc nước biển dâng, xâm mặn sẽ khiến cho 45% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn vào năm 2030, ước tính gây thiệt hại khoảng 380.000 tỷ đồng. Đây được cho là khu vực có sản lượng nông sản lớn nhất tại Đông Nam Á. Đây cũng là “vựa lúa” lớn nhất Việt Nam. Hậu quả khôn cùng nếu không có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ ngay từ bây giờ.

Để giảm thiểu thiệt hại, mang lại hiệu quả cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua, nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra những mô hình thành công trong sản xuất nông nghiệp…

Là địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, tỉnh Bến Tre đã và đang tập trung tìm cách phát triển kinh tế thích ứng với khô hạn, xâm nhập mặn, xác định mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. Theo đó, từ năm 2017, ngành nông nghiệp tỉnh đã chủ trương cắt giảm từ 3 vụ lúa canh tác trên gần 20.000 ha chuyển sang canh tác 2 vụ lúa xen các loại cây ngắn ngày khác nhằm tránh thiệt hại do hạn, mặn. Thậm chí một số cánh đồng năm trước canh tác 3 vụ lúa, năm nay cắt giảm chỉ trồng 1 vụ lúa. Có những hộ bỏ trồng lúa cả 3 vụ, chuyển toàn bộ diện tích ruộng sang trồng cỏ để nuôi bò, vì trồng lúa năng suất thấp, nước nhiễm mặn, trồng cỏ chống chịu được hạn, mặn, thích hợp để nuôi bò và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Tại tỉnh Tiền Giang, biến đổi khí hậu cũng ngày càng rõ rệt gây sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng. Từ nghiên cứu vị trí địa lý, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn của các huyện, thị xã phía Đông, tỉnh Tiền Giang đã đưa ra nhiều giải pháp phòng chống hạn mặn, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, ổn định đời sống và sản xuất.

Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang, mùa khô 2018, để phòng chống hạn mặn cho các huyện, thị vùng dự án ngọt hóa Gò Công, bảo vệ gần 30.000 ha đất canh tác, tỉnh có phương án đầu tư trên 44 tỷ đồng thực hiện hàng loạt công trình thủy lợi lấy nước tưới tiêu, chống hạn, ngăn mặn trong tình huống khẩn cấp bao gồm: Thi công 636 đập tạm, tổ chức khoảng 600 điểm bơm chuyền hai cấp, nạo vét hàng trăm tuyến kênh mương nội đồng để đưa nước ngọt chống hạn ứng cứu cây trồng, không để thiệt hại tới sản xuất và đời sống.

Cùng với đó, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các địa phương phía Đông tỉnh đến năm 2025. Mục tiêu hướng đến là giảm thiểu thiệt hại do khô hạn và xâm nhập mặn gây ra đối với sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, xác định mùa vụ, cơ cấu cây trồng chuyển đổi phù hợp tại các địa phương nói trên trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Nhiều mô hình được áp dụng phổ biến tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu đã mang lại hiệu quả bước đầu, đó là mô hình trồng lúa-nuôi tôm, trồng lúa-nuôi cá, trồng lúa chịu mặn…, đặc biệt, mô hình trồng lúa-nuôi tôm phát triển mạnh ở các tỉnh như: Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Đây được coi là mô hình sản xuất thông minh, thân thiện với môi trường trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên con tôm diễn biến phức tạp và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng bất lợi. Thực hiện mô hình này, nguồn lợi kinh tế mà người dân thu về từ tôm và lúa trên cùng một diện tích sản xuất tăng lên, giúp xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó là việc áp dụng mô hình “cánh đồng lớn”, kết hợp nuôi trồng xen canh, khắc phục nguy cơ “trắng tay” do xâm nhập mặn hoặc hạn hán ở các tỉnh: Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bến Tre… cũng mang lại hiệu quả thiết thực.

Để nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, theo quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích gieo trồng lúa chuyển đổi sang các cây trồng khác trong toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hơn 200.000 ha. Thực hiện mục tiêu đó, các trung tâm nghiên cứu đưa ra nhiều mô hình tương thích với đặc điểm khí hậu, thời tiết khu vực; trong đó, triển khai gieo trồng loại lúa chịu mặn đang là giải pháp khả thi giúp nhà nông ổn định canh tác trong điều kiện xâm nhập mặn. Các giống lúa chịu mặn này còn có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo sản xuất hàng hóa và an ninh lương thực./.     

Tác giả bài viết: K.V

Nguồn tin: cpv.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm176
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại269,832
  • Tổng lượt truy cập92,647,496
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây