uy nhiên, việc chuyển đổi hướng đến nền nông nghiệp đô thị vẫn diễn ra với tốc độ chậm, kết quả đạt được vẫn khiêm tốn. Người dân đã chuyển đổi qua những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, nhưng việc ƯDCNC theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP vẫn chưa được nông dân áp dụng nhiều, mặc dù công tác vận động, tập huấn được các ban, ngành thực hiện thường xuyên. Một trong những nguyên nhân chính, đó là giá cả một số mặt hàng sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP khi bán ra thị trường chưa đủ hấp dẫn người nông dân. Một lý do khác khiến người dân còn ngại khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất là chi phí thực hiện những mô hình này khá cao. Dù được tập huấn thường xuyên nhưng số hộ dân chuyển sang ƯDCNC, công nghệ sinh học vào sản xuất vẫn còn khá ít ỏi. Trên thực tế, phần lớn những hộ còn sản xuất nông nghiệp ở thành phố là từ địa phương khác đến thuê đất để trồng trọt, chăn nuôi. Do không làm chủ mảnh đất sản xuất của mình, quá trình đô thị hóa lại diễn ra khá nhanh ở các huyện ngoại thành, trong khi chi phí sản xuất ƯDCNC lại khá lớn, người dân lo không sản xuất được ổn định lâu dài cho nên vẫn còn e dè với những mô hình này. Tâm lý quen sản xuất theo kiểu truyền thống, ngại thay đổi cũng làm ảnh hưởng tốc độ trở thành trung tâm nông nghiệp đô thị hiện đại của thành phố. Ngoài ra, năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ trong lĩnh vực nông nghiệp ở các cấp hạn chế dẫn đến việc vận động, hướng dẫn người dân chuyển sang mô hình sản xuất hiện đại vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt kết quả cao. Ðể đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị, thành phố cần triển khai những giải pháp cụ thể, thiết thực trong thời gian tới. Công tác quy hoạch, định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân cần được thực hiện bài bản, hiệu quả hơn. Kỹ năng vận động, tuyên truyền của cán bộ ban, ngành cần được nâng lên để thuyết phục người dân tham gia vào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi suất từ chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố, cần được phát triển hơn nữa để bảo đảm phần lớn những hộ nông dân có nhu cầu chính đáng đều được vay vốn. Những lớp tập huấn, hội thảo, học tập kinh nghiệm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân cần được đẩy mạnh và chú trọng chất lượng. Việc nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã kiểu mới, xây dựng hợp tác xã điểm về cung ứng vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ƯDCNC ở mỗi quận, huyện cần thực hiện hiệu quả và nhân rộng ra sẽ là bước đi quan trọng để chuyển đổi, nâng cao chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, qua đó sớm đưa TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả và bền vững trong tương lai không xa. |
LINH NGUYỄN/ Nhân dân |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;