Học tập đạo đức HCM

Phụ nữ Tả Lủng háo hức vào tổ hợp tác

Chủ nhật - 01/01/2017 00:50
Tả Lủng là xã có kinh tế khá phát triển của huyện Đồng Văn (Hà Giang). Tuy nhiên, ngoài thu nhập từ làm nương rẫy thì hầu hết các gia đình không có thêm nguồn thu nào khác. Trên cơ sở nguyện vọng của lao động nữ và nhu cầu thị trường, địa phương đã xúc tiến thành lập các tổ hợp tác (THT), trong đó THT may mặc Minh Khoa ở thôn Tả Lủng B là một điển hình.

Thôn Tả Lủng B có 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Cũng chính vì vậy, THT Minh Khoa chuyên may mặc trang phục dân tộc Mông. Trước đó, nghề may mặc cũng là nghề có truyền thống lâu đời trong thôn nhưng các hộ chủ yếu hoạt động riêng lẻ. Tháng 1.2015, THT may mặc Minh Khoa thành lập với 10 tổ viên.  Khi tham gia vào THT, tổ viên sẽ được hỗ trợ 1 máy may tại nhà và 5 triệu đồng tiền mặt để mua vải.

 phu nu ta lung hao huc vao to hop tac hinh anh 1

  Với nghề may, nhiều thành viên Tổ hợp tác Minh Khoa có thêm thu nhập. Ảnh: My Ly

Những ngày mới bắt đầu đi vào hoạt động, THT may mặc Minh Khoa còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự khéo léo và chăm chỉ của các thành viên, nên các sản phẩm làm ra bán đều được giá và được ưa chuộng tại các chợ phiên. Sản phẩm của THT còn đưa đi tiêu thụ tại các huyện lân cận. Nhờ đó, mỗi thành viên đều có thêm nguồn thu nhập khá để trang trải cuộc sống. Đến nay, tổng số thành viên THT may mặc Minh Khoa đã tăng lên 25 người. Nhiều thành viên trong tổ có kinh nghiệm còn tự mua thêm máy may, thuê thêm nhân nhân công đến làm việc.

Chị Vừ Thị Máy-thành viên có kinh nghiệm nhất THT chia sẻ: “Trước khi thành lập THT thì tôi đã làm nghề may rồi. Vì vậy, khi THT ra đời, tôi có điều kiện hướng dẫn, bổ túc nghề cho các chị, em mới…”. Hiện, gia đình chị Máy đã có 4 máy may với 4 lao động, trong đó chị là thợ chính và thuê 3 thợ phụ. Tuy là công việc tranh thủ làm lúc rảnh, thời gian nông nhàn những mỗi tháng các chị cũng có thu nhập từ hơn 4 triệu đồng từ nghề may.

Hiện, mỗi thành viên THT Minh Khoa có ít nhất 2 máy may. Những chị em chưa có máy được các thành viên THT thuê đến may tại nhà có thể được trả từ 1,5- 2,5 triệu đồng/tháng tuỳ vào khả năng, năng suất làm việc. Tại đây, các thành viên cũ hướng dẫn, tư vấn cho người mới về nguồn vải, các mối hàng...

Tác giả bài viết: My Ly

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập544
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm531
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại187,429
  • Tổng lượt truy cập88,865,763
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây