Đề tài được thực hiện từ năm 2013-2016 do Thạc sỹ Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm. Để xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá Rầm xanh, Anh vũ phù hợp, dựa vào tập tính sống tự nhiên của cá và điều kiện tại tỉnh, đơn vị thực hiện đề tài đã phối hợp với Hợp tác xã Quý Long, xã Thái Long (TP Tuyên Quang) và Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thực hiện đề tài.
Cá rầm xanh bố mẹ được nuôi tại Trung tâm Thủy sản tỉnh để nghiên cứu, ứng dụng sản xuất bằng phương pháp sinh sản nhân tạo.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 14 đợt khảo sát cá rầm xanh, anh vũ tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và thu gom cá bố mẹ ngoài tự nhiên về nuôi thuần hóa tại 2 đơn vị phối hợp gồm: 291 cá anh vũ và 160 cá rầm xanh.
Theo tài liệu tổng hợp của đơn vị thực hiện đề tài, cá rầm xanh phân bố tại các tỉnh miền núi phía Bắc, tập trung ở vùng trung du và thượng lưu các sông lớn: Sông Đà, sông Thao, sông chảy, sông Lô - Gâm... sống ở tầng đáy và kề đáy sông, nơi nước trong, nước chảy, đáy nhiều sỏi đá và rong rêu, thức ăn chủ yếu là bã hữu cơ, một số động vật không xương sống.
Cá anh vũ có tên khoa học là Pseudogyriocheilus procheilus và được chia thành 2 nhóm hình thái là thân lưng gù và thân thuôn dài, thường sống ở tầng đáy của các sông suối nước trong, sâu, chảy xiết, nơi nhiều rạn đá, có nhiều tảo đáy và rong rêu bám đá. Cá anh vũ con, mới nở ăn cặn vẩn, động vật không xương sống nhỏ, sau chuyển sang ăn mùn bã hữu cơ và tảo bám đáy...
Đơn vị thực hiện đề tài và các đơn vị phối hợp đã thực hiện cải tạo và xây dựng hệ thống sản xuất. Sau 3 năm, đơn vị đã thuần hóa và xây dựng được đàn cá anh vũ, rầm xanh bố mẹ; xây dựng và chuyển giao thành công quy trình sản xuất giống cá anh vũ và cho sinh sản được lượng cá anh vũ giống là hơn 10.000 con, số cá hương thu được là hơn 8.000 con.
Đối với cá rầm xanh, đơn vị thực hiện đã cho cá đẻ thành công, tuy nhiên trong quá trình ấp nở trứng cá, tỷ lệ thụ tinh thấp, cá bột thu được thấp và cần có nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện quy trình.
Theo ông Đỗ Hồng Thanh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, thông thường việc nuôi 2 loại cá rầm xanh, anh vũ gặp nhiều khó khăn vì không tìm được nguồn giống, nếu có thì số lượng ít và thường do dân vạn chài cung ứng từ tự nhiên. Cá được đánh bắt thủ công bằng xung điện hoặc bằng lưới, thân cá thường bị trầy xước hoặc ảnh hưởng xương sống, khó nuôi.
Vì vậy, việc nghiên cứu và chuyển giao thành công quy trình sản xuất giống cá anh vũ góp phần mở ra cơ hội lớn đối với nghề nuôi trồng thủy sản địa phương, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc nghiên cứu khép kín quy trình sản xuất nhân tạo cá rầm xanh, anh vũ từ con giống đến cá bố mẹ để bảo tồn và phát triển nguồn gen.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;