Học tập đạo đức HCM

"Bí kíp" đặt lờ giúp thợ săn cáy có thu nhập chục triệu đồng/tháng

Thứ năm - 18/05/2017 09:33
Không tốn nhiều chi phí, thợ làm nghề đặt lờ cáy (hay còn gọi là cua càng đỏ) ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) chỉ cần tìm khu vực có cáy sinh sống để đặt lờ (một dụng cụ săn cáy) để bắt là đã có thu nhập lên đến gần chục triệu đồng/tháng.

Theo tìm hiểu của phóng viên Nhà nông/Dân Việt nhờ làm nghề truyền thống này mà nhiều “thợ săn” cáy chuyên nghiệp ở huyện miền biển Kim Sơn đã có thu nhập lên đến gần chục triệu đồng/tháng.

 'bi kip' dat lo giup tho san cay co thu nhap chuc trieu dong/thang hinh anh 1

Anh Nguyễn Văn Lực đổ lờ cáy tại cánh đồng lúa gần nhà ở huyện Kim Sơn.

Hơn 30 năm đi săn bắt cáy, bà Phạm Thị Phượng (50 tuổi) xã Như Hòa (Kim Sơn) được biết đến là một trong những người kỳ cựu và có tay nghề cao trong vùng. Bà Phượng cho biết, loài cáy tương đối khó bắt, các cụ xưa vẫn bảo “nhát như cáy ngày”. Cứ hễ thấy động từ xa chúng đã chui tọt xuống lỗ. Lỗ cáy được làm ở khu vực đất lẫn bùn khá cứng, theo chiều gần như thẳng đứng. Để bắt cáy, phương pháp truyền thống vẫn là câu cáy hoặc đi đào lỗ cáy, nhọc nhằn cả ngày cũng chỉ được vài ba cân, có khi chỉ vài lạng.

 'bi kip' dat lo giup tho san cay co thu nhap chuc trieu dong/thang hinh anh 2

Bà Phượng cho biết, cáy thường sống trong hang các bờ ruộng hoặc bờ mương, bờ sông, nắng càng to thì cáy bò ra khỏi hang tìm thức ăn càng nhiều. Dựa vào đặc điểm này của chúng mà thợ đặt lờ cáy biết được thời điểm đi đặt lờ để bắt được nhiều cáy nhất.

Bà Phượng cho biết thêm, cáy thường sống trong hang các bờ ruộng hoặc bờ mương, bờ sông, nắng càng to thì cáy bò ra khỏi hang tìm thức ăn càng nhiều. Dựa vào đặc điểm này của chúng mà thợ đặt lờ cáy biết được thời điểm đi đặt lờ để bắt được nhiều cáy nhất.

Chia sẻ về bí quyết mặt hàng ngon – sạch – lạ này, bà Phượng bảo: “Săn cáy có rất nhiều cách, phổ biến nhất là câu và đặt lờ. Tuy nhiên, các thợ chuyên nghiệp thường bắt bằng lờ, đây là công việc khá vất vả nhưng bắt được nhiều cáy hơn người đi câu. Chỉ cần bỏ ra một vài triệu mua lờ về đặt là có thể hành nghề và kiếm nhiều tiền rồi”.“Điều mà người săn cáy mừng nhất là sản phẩm bắt về luôn có thương lái đến tận nhà mua với giá cao” – bà Phượng chia sẻ.

 'bi kip' dat lo giup tho san cay co thu nhap chuc trieu dong/thang hinh anh 3

Bà Phượng khoe sản phẩm cáy bắt được với phóng viên Nhà nông.

Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, anh Nguyễn Văn Lực, một thợ đặt lờ cáy chuyên nghiệp ở huyện Kim Sơn cho hay: “Trung bình mỗi ngày tôi đặt hơn 300 chiếc lờ, ngày ít cũng được từ 4 kg đến 6kg cáy, cá biệt có những tôi bắt được 8kg cáy. Tính ra thu nhập cũng cao khoảng vài trăm nghìn đồng/ngày”.

 'bi kip' dat lo giup tho san cay co thu nhap chuc trieu dong/thang hinh anh 4

Cận cảnh các con cáy (hay còn gọi là cua càng đỏ) bị các thợ săn bẫy bắt được bằng lờ.

Bà Thủy, một thương lái chuyên thu mua cáy ở Kim Sơn thông tin: “Thường vào những tháng hè hàng năm nhu cầu tiêu thụ cáy tăng mạnh. Có thời điểm tôi nhập vào hàng tạ hàng nhưng cũng không đủ cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh".

 'bi kip' dat lo giup tho san cay co thu nhap chuc trieu dong/thang hinh anh 5

 Nhờ nghề săn cáy phát triển nên người làm nghề đan lờ ở huyện Kim Sơn cũng có thu nhập ổn định

Lờ cáy được làm từ những nan tre già có độ cứng và bền cực cao. Lờ cáy có hình giống quả hồ lô, một đầu để cho cáy chui vào ăn mồi, đầu còn lại là cáy chui vào là không ra được. Để nhử bắt được cáy, người săn phải bỏ mồi bằng cám gạo rang thơm lên trộn với hoa hồi nhằm tạo mùi thơm để dụ cáy ra.

Lý giải về nguyên nhân cáy bán chạy, bà Thủy cho rằng: “Thịt cáy ngọt nên người ta có thể nấu canh, làm mắm ăn dè quanh năm. Đặc biệt, trứng cáy có thể rang khô ăn rất ngon và lành hơn cua nên người tiêu dùng rất ưa chuộng, mua nhiều”.

Tác giả bài viết: Quân Phạm

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại196,781
  • Tổng lượt truy cập90,260,174
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây