Học tập đạo đức HCM

Sắp có quả vải tươi bán quanh năm

Thứ hai - 31/08/2015 06:19
Lần đầu tiên, quả vải được bảo quản thành công. Sau nhiều tháng thu hái, quả vải vẫn giữ nguyên màu sắc và hương vị như khi còn tươi. Công nghệ bảo quản này mở ra hy vọng cho quả vải tươi của nông dân vùng Bắc Giang, Hải Dương, tránh tình trạng “được mùa mất giá”

Mở ra tương lai cho quả vải

Tại hội nghị sơ kết vụ vải do tỉnh Bắc Giang tổ chức vào giữa tháng 8 vừa qua, tất cả khách mời tham dự đều khá bất ngờ, vì vụ vải kết thúc đã 3 tháng nhưng họ vẫn được thưởng thức quả vải tươi Bắc Giang với màu sắc quả vải và hương vị đều giữ nguyên như vừa thu hoạch.
Bà Tạ Thu Hằng, Viện Nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KH-CN) cho hay, số vải này được bảo quản bằng công nghệ CAS (Cells Alive System) - công nghệ đông lạnh nhanh kết hợp từ trường. 

Theo đó, các nguyên tử nước bên trong thực phẩm bị đông lạnh lại trong khi nhận rung chấn, hạn chế phân tử nước kết tinh, quá trình cấp đông xảy ra gần như từ trong ra ngoài bề mặt sản phẩm. Nhờ vậy, không phá vỡ cấu trúc mô tế bào, ức chế quá trình bị oxy hóa, phòng chống sự gia tăng nhiễm khuẩn và làm cho sản phẩm giữ nguyên mùi vị, lượng nước cần thiết trong một thời gian dài.

Năm 2015, quả vải đã được người tiêu dùng nhiều nước biết đến. Song, do quả vải có thời gian thu hoạch rất ngắn (35-40 ngày), dễ bị hư hỏng bởi thời tiết  nên đã tạo ra áp lực tiêu thụ rất lớn. Đặc biệt, vào đỉnh vụ, khối lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường rất lớn, gây ứ đọng, giá bán rất thấp đã gây ra thiệt hại cho nông dân. Những năm qua, nhiều kỹ thuật bảo quản quả vải đã được phát triển như sử dụng axit hữu cơ hoặc xử lý nước nóng, xông lưu huỳnh, phủ màng... Tuy nhiên, màu sắc và chất lượng quả chỉ kéo dài được vài tuần.

Công thức đông lạnh CAS được thực hiện bằng tủ có dao động điều hòa âm 25 độ C có tác dụng chống nâu hóa vỏ quả tốt hơn. Việc làm lạnh đông nhanh kết hợp với từ trường đã giữ được cấu trúc vỏ quả, giúp quả vải tươi sau thời gian dài bảo quản mà các công nghệ khác chưa làm được. Trạng thái, hương vị, màu sắc của quả vải sau bảo quản có điểm số đạt 18,86/20 điểm, chất lượng đạt 80-90% so với quả vải tươi ban đầu. “Việc bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS cho thấy hiệu quả tốt sau thời gian 1 năm bảo quản”, bà Tạ Thu Hằng cho hay.

Quả vải vẫn tươi nguyên sau 3 tháng bảo quản bằng công nghệ CAS


Sẽ có vải trái vụ 

Theo Viện Nghiên cứu và phát  triển vùng, với thời gian bảo quản kéo dài như vậy, hoàn toàn có thể có quả vải bán trái vụ, hoặc xuất khẩu qua đường biển để giảm giá thành. Trong vụ vải thiều 2015, vải thiều Việt Nam bán tại thị trường Australia có giá ban đầu là 21-22 AUD/kg, tuy nhiên sau đó đã phải giảm xuống 15-16 AUD/kg (tương đương khoảng 250.000 đồng/kg). Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, quả vải Việt Nam gặp trở ngại lớn về giá và chất lượng so với vải thiều của Thái Lan và Trung Quốc. Khâu yếu nhất là công nghệ bảo quản quả của Việt Nam còn yếu, được vận chuyển bằng đường hàng không nên giá thành cao.

Từ mùa vải 2014, Viện Nghiên cứu và phát triển vùng đã nghiên cứu và thử nghiệm bảo quản bằng công nghệ CAS và xuất khẩu thành công 10 tấn vải thiều Lục Ngạn sang thị trường Nhật Bản. Mùa vải năm 2015, Viện tiếp tục thử nghiệm bảo quản thành công 20 tấn vải tươi và hoàn thiện quy trình bảo quản vải bằng công nghệ CAS. Sản phẩm bảo quản năm 2015 tiếp tục được giới thiệu sang thị trường Nhật Bản, thị trường châu Âu và cả thị trường trong nước… Bà Tạ Thu Hằng khẳng định: “Viện sẵn sàng chuyển giao công nghệ, đưa vào đại trà để bảo quản quả vải tươi, giúp nông dân tránh tình trạng được mùa mất giá. Tuy nhiên, để được như vậy, cần có sự tham gia, phối hợp của các doanh nghiệp”.

Nhiều doanh nghiệp hiện băn khoăn liệu chi phí bảo quản quả vải tươi bằng công nghệ CAS có đắt đỏ, đẩy giá thành quả vải lên cao? Bà Tạ Thu Hằng cho rằng, công nghệ càng hiện đại thì kinh phí đầu tư thiết bị càng cao, nhưng cũng tạo ra giá trị gia tăng cao. “Nếu chúng ta bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS để xuất khẩu đi các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ hay châu Âu sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao. Thậm chí, bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS để bán trái vụ trong nước… vẫn hiệu quả. Chi phí thiết bị sẽ không đắt nếu biết sử dụng máy hiệu quả, bảo quản nhiều loại sản phẩm vào các thời vụ khác nhau”, bà Tạ Thu Hằng nói. Ước tính, sau khi được bảo quản bằng công nghệ CAS, quả vải sẽ có giá từ 100.000 - 150.000 đồng/kg, tùy thị trường.
Theo anninhthudo
 Tags: quả vải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập443
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại846,006
  • Tổng lượt truy cập93,223,670
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây