Học tập đạo đức HCM

TƯ DUY THỊ TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Thứ năm - 22/06/2017 20:57
Từ đầu năm đến nay, sản xuất nông nghiệp của chúng ta liên tục phải có các cuộc “giải cứu”. Nông sản một khi đã rơi vào tình trạng phải “giải cứu” thì người nông dân bao giờ cũng thiệt hại về kinh tế, đồng thời ảnh hưởng tới nhiều khâu cung ứng trong chuỗi sản xuất. Vậy câu hỏi đặt ra là đến bao giờ nông sản Việt mới không cần những cuộc “giải cứu”?


Đây là câu hỏi không dễ để trả lời một cách chính xác và rõ ràng. Bởi ngay cả các nước có nền nông nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới, có thời điểm cũng không thể tránh khỏi tình trạng sản xuất cung vượt cầu, ế thừa, giá giảm. Cách đây mấy năm, nông dân Pháp từng phải đổ sữa ra đường vì giá thu mua quá thấp. 

Vấn đề đáng quan tâm ở đây chính là nhu cầu “giải cứu” sản phẩm nông nghiệp của chúng ta đang diễn ra với mật độ dày đặc và rất nhiều mặt hàng. Điều này, chứng tỏ sợi dây liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ đang lỏng lẻo, "đầu ra" cho nông sản bấp bênh.

 Ảnh minh họa.

Để hạn chế tối đa các cuộc “giải cứu” nông sản thì phải thực hiện từ khâu mở rộng thị trường cả trong nước và xuất khẩu, dự báo thị trường, quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức sản xuất, quảng bá, lưu thông sản phẩm… Trong đó, việc dự báo thị trường được xem là khó khăn nhất. Bởi không dễ để dự báo chính xác được nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Nhu cầu thị trường phụ thuộc rất nhiều vào “sức khỏe” của nền kinh tế, thu nhập của người tiêu dùng. Để dự báo được thị trường cần một hệ thống nghiên cứu, phân tích và có tầm nhìn rộng. Người nông dân không đủ sức để làm được điều này, nhưng họ có thể hưởng thụ những thông tin này từ những cơ quan nghiên cứu chuyên nghiệp. Hiện nay, các cơ quan chức năng tuy đã thực hiện công tác dự báo thị trường, nhưng còn sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, để nâng cao năng lực dự báo thị trường cho ngành nông nghiệp, cần sớm hình thành một thị trường cho khâu dự báo này và hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp. Bởi, trong nền kinh tế thị trường thì thông tin là thứ hàng hóa rất quan trọng. Vì vậy, cần phải tính chi phí nghiên cứu thị trường vào tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Nhà nước sẽ có cơ chế để hỗ trợ thông tin thị trường ở mức nhất định đối với những ngành nghề, những loại nông sản, những đối tượng nhất định, còn lại phải để thị trường tự vận hành. 

Dự báo thị trường tốt sẽ là cơ sở để lập kế hoạch, phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, giảm được nguy cơ cung vượt cầu dẫnđến ế thừa sản phẩm. Tuy nhiên, sẽ là chưa đủ nếu các khâu tiếp thị, quảng bá, lưu thông sản phẩm nông sản không vận hành trơn tru.

Một vấn đề đáng lo ngại nữa chính là tình trạng sản xuất nông nghiệp theo phong trào. Khi được giá, người nông dân bất chấp mọi khuyến cáo của cơ quan chức năng và các chuyên gia để gia tăng sản xuất, phá vỡ quy hoạch, gây mất cân đối thị trường. Vì vậy, Nhà nước cần phải có biện pháp để kiểm soát quy hoạch sản xuất và chế tài xử lý những người cố tình phá vỡ quy hoạch, gây nhiễu loạn thị trường. 

Để giảm tối đa các đợt "giải cứu" nông sản, thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, tuy nhiên trước hết phải gắn chặt sản xuất với thị trường, hình thành tư duy thị trường trong sản xuất.

Tác giả bài viết: NGUYỂN KIỂM

Nguồn tin: www.qdnd.vn

 Tags: giải cứu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay16,850
  • Tháng hiện tại682,116
  • Tổng lượt truy cập85,589,152
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây