Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu kinh tế hướng đến tăng trưởng xanh

Thứ hai - 27/10/2014 21:35
Sáng 24-10, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2014 với chủ đề “Tăng trưởng xanh và Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam”.
Nhiều tham luận, ý kiến trao đổi tại Diễn đàn đã xoay quanh vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả và bễn vững hơn. Từ đó mở ra một cơ hội lớn để Việt Nam có thể hướng đến tăng trưởng xanh, xanh hóa nền kinh tế.
 

 

Tái cơ cấu kinh tế hướng đến tăng trưởng xanh

 

Lựa chọn tăng trưởng xanh


Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông: Tăng trưởng xanh không còn là một xu hướng mà trở thành một lựa chọn sống còn không chỉ riêng quốc gia mà còn của cả thế giới. "Mô hình tăng trưởng này hướng đến sự phát triển bền vững đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đang phấn đấu thực hiện. Trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng xanh cũng đang là một tất yếu" - ông Đông khẳng định.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã công bố kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh. Theo đó, bao gồm 12 nhóm hành động theo bốn nhóm chủ đề: Xây dựng thể chế quốc gia và kế hoạch tăng trưởng xanh ở địa phương; giảm cường độ phát thải khí nhà kính; thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện xanh hoá sản xuất, xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững. "Quyết tâm theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh là yêu cầu tự thân của nền kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, kết hợp chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ bề rộng sang chiều sâu với sự gia tăng hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế là điểm nhấn", ông Đông cho biết thêm


Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Thị Tuệ Anh – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho rằng: Không nằm ngoài xu hướng của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng thể hiện quyết tâm theo đuổi mô hình tăng trưởng thân thiện với môi trường trong toàn hệ thống chính trị, từ các chủ trương của Đảng đến quá trình triển khai bằng các văn bản pháp luật của Nhà nước, các chiến lược, kế hoạch liên quan đến tăng trưởng xanh cũng đã được ban hành.


Gắn liền tái cơ cấu kinh tế


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh mặc dù đứng trước nhiều cơ hội, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Theo TS Nguyễn Thị Tuệ Anh, nhận thức của xã hội về tăng trưởng xanh chưa cao, còn chú trọng nhiều vào lợi ích trước mắt mà thiếu ưu tiên cho phát triển dài hạn. Trình độ công nghệ thấp, lạc hậu vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức lớn do nguồn lực tài chính có hạn. Khu vực có vốn nước ngoài tuy đóng góp cao vào tăng trưởng, đầu tư, xuất khẩu nhưng ít tương tác với khu vực doanh nghiệp trong nước, chuyển giao công nghệ không đáng kể, chưa được thực sự tận dụng cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam.


Cùng quan điểm, ông Đặng Hữu Đông cũng cho răng, việc thực hiện tăng trưởng xanh không chỉ là thuận lợi, mà đối mặt với một số khó khăn không dễ vượt qua. Đó là yêu cầu lớn về vốn cho cả giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong khi năng lực và trách nhiệm các bên liên quan còn hạn chế, khó khăn trong việc kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước.


Cũng khẳng định tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh là lựa chọn sống còn, nhưng PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại cho rằng mục tiêu này không dễ gì thực hiện. Theo ông Thiên, trước đây nước ta định hướng nền kinh tế phát triển theo hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên, khai thác sức lao động giá rẻ, tập trung làm thuê, lắp ráp,… mà chưa hướng vào phát triển những ngành có đẳng cấp công nghệ cao hơn. Vì vậy, đòi hỏi phải phân bổ nguồn lực lại cho hợp lý hơn. Đó cũng là lý do vì sao đất nước phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.


Chỉ ra những nguyên nhân hạn chế của nền kinh tế, ông Thiên cho rằng: Thứ nhất, là do tư duy về mô hình tăng trưởng không còn phù hợp thời đại. Đất nước đã duy trì lâu dài mô hình tăng trưởng dễ dãi, cứ bơm tiền ra, có nguồn lực sẵn thì dùng. Thứ hai, cạnh tranh yếu, giá cả không mang tính thị trường dẫn đến hệ thống phân bổ nguồn lực không tốt. Cuối cùng, quản trị nhà nước dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng vẫn cần phải thay đổi cách thức. Nếu còn duy trì cơ chế phân bổ nguồn lực dàn trải, xin - cho, chia đều,…sẽ gây lãng phí,việc phân bổ nguồn lực méo mó, hướng tới nhóm lợi ích. Do vậy để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, theo ông Thiên, cần phải khắc phục ba nhược điểm nêu trên.

(Nguồn tin:Nhân Dân)  
 Tags: kinh tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập471
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm470
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại846,535
  • Tổng lượt truy cập93,224,199
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây