Học tập đạo đức HCM

Tăng hỗ trợ nhà nông, quyết giữ vườn cây đặc sản

Thứ ba - 27/12/2016 20:51
Nhằm hỗ trợ người dân có điều kiện chăm sóc vườn cây ăn trái đặc sản, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương vừa thông qua nghị quyết mới về chính sách hỗ trợ giữ gìn và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản trên địa bàn trong giai đoạn 2017 - 2021.

Theo Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương, việc thông qua nghị quyết là nhằm tiếp tục duy trì, phát triển vườn cây ăn quả đặc sản phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp của Bình Dương gắn với việc bảo vệ môi trường, phát triển du lịch sinh thái. Nghị quyết này được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nội dung, mức hỗ trợ còn phù hợp và điều chỉnh, bổ sung thêm một số mức hỗ trợ mới phù hợp với tình hình thực tế. 

 tang ho tro nha nong, quyet giu vuon cay dac san hinh anh 1

Nông dân xã An Sơn (thị xã Thuận An) thu hoạch măng cụt - một trong những trái cây đặc sản nổi tiếng. H.P

Nghị quyết về chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương sẽ tạo điều kiện giữ gìn và khôi phục, phát triển mạnh các loại cây ăn trái đặc sản, vừa tăng thu nhập cho nông dân, vừa tạo điều kiện cho các loại hình du lịch sinh thái của những vùng đất ven sông Sài Gòn và sông Đồng Nai phát triển thuận lợi hơn”.

Ông Phạm Văn Bông

 

7 loại cây được ưu ái

Trong số 7 loại cây được ưu ái, có 5 loại cây ăn quả đặc sản được hỗ trợ gồm: Măng cụt, sầu riêng, dâu, bòn bon và mít tố nữ được trồng tại 3 phường Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh và xã An Sơn (thị xã Lái Thiêu). 2 loại cây bưởi ổi, bưởi đường lá cam được trồng ở xã Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên). Việc hỗ trợ này được áp dụng cho trồng mới và thâm canh, chăm sóc vườn, hỗ trợ cho nhà vườn mất mùa. Ngoài ra, người làm vườn còn được hỗ trợ tư vấn, chỉ đạo kỹ thuật và tập huấn kỹ thuật, tham quan.

Ông Phạm Văn Bông - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Dương cho biết, hiện nay Bình Dương phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị và nông nghiệp kỹ thuật cao nhằm gia tăng giá trị sản xuất. “Nghị quyết về chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương sẽ tạo điều kiện giữ gìn và khôi phục, phát triển mạnh các loại cây ăn trái đặc sản, vừa tăng thu nhập cho nông dân, vừa tạo điều kiện cho các loại hình du lịch sinh thái của những vùng đất ven sông Sài Gòn và sông Đồng Nai phát triển thuận lợi hơn” - ông Bông nói.

Kết hợp du lịch sinh thái

Ông Lê Quốc Hưng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Hưng Định (thị xã Thuận An) cho biết, năm 2008, UBND tỉnh Bình Dương có Quyết định 106 hỗ trợ cho người trồng cây ăn quả, đặc sản, nhưng người làm vườn ở Hưng Định còn hiểu mơ hồ nên không dám tham gia. “Nhiều người sợ tỉnh hỗ trợ phân bón, tiền rồi sẽ lấy mất đất nên không dám tham gia. Hội Nông dân, chính quyền vận động, giải thích mãi mới có được 46 hộ. Đến năm 2012, tỉnh lại có Quyết định 45, lúc này phường Hưng Định có 81 hộ tham gia. Hiện, phường có 175 hộ với diện tích hơn 48ha, chủ yếu trồng những loại cây đặc sản” - ông Hưng nói.

Cũng theo ông Hưng, nếu tỉnh Bình Dương không có chính sách kịp thời, vườn cây có thể đã bị phá hết. Tuy nhiên, kể từ sau khi có quyết định trên, đến nay những nhà vườn trên địa bàn phường Hưng Định không chỉ khôi phục chăm sóc mà còn trồng thêm cây đặc sản kết hợp với việc làm du lịch sinh thái.

Ông Nguyễn Văn Dội - một chủ vườn ở phường Hưng Định cho biết, hiện ông có 5.000m2 vườn, trong đó có một nửa diện tích trồng măng cụt và được hưởng hỗ trợ 3 năm nay. “Dù chi phí, phân bón được hỗ trợ không lớn nhưng phần nào giúp những người làm vườn cảm thấy mừng. Thương hiệu trái cây Lái Thiêu đã có từ lâu nên tôi rất muốn góp chút công sức duy trì vườn cây để phát triển thương hiệu” - ông Dội chia sẻ.

Cũng theo ông Dội, sắp tới ông sẽ phát triển vườn kết hợp với du lịch sinh thái để tăng thêm thu nhập. “Tôi vừa tham quan mô hình du lịch sinh thái của nông dân miền Tây nên cũng học hỏi được một số kinh nghiệm” - ông Dội tâm sự.

Chính sách hỗ trợ giữ gìn và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản:

- Hỗ trợ nạo vét 5 triệu đồng/ha/năm với diện tích trồng mới

- Nhà vườn mất mùa, năng suất đạt dưới 60% năng suất bình quân được hỗ trợ chăm sóc, nạo vét kênh mương nội đồng 6,75 triệu đồng/ha

- Nhà vườn không có thu hoạch được hỗ trợ nạo vét kênh mương 9 triệu đồng/ha

Theo Hứa Phương/Dân Việt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay63,052
  • Tháng hiện tại893,779
  • Tổng lượt truy cập92,067,508
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây