Học tập đạo đức HCM

Tất bật “hốt bạc” từ tôm hùm nhí

Thứ ba - 21/02/2017 02:12
Những ngày qua, ngư dân vùng biển Quảng Nam trúng đậm tôm hùm nhí. Nghề săn tôm hùm nhí không những giúp ngư dân mỗi đêm thu cả chục triệu đồng mà còn giúp nhiều trại nuôi tôm có được những con giống tự nhiên tốt nhất…

Mỗi đêm thu chục triệu đồng…

Từ sau tết đến nay, dọc vùng biển huyện Núi Thành, Quảng Nam, ngư dân bắt đầu vào mùa hành nghề khai thác tôm nhí rất tất bật. Để bắt được nhiều tôm nhí, ngư dân phải trắng đêm. Có đi cùng, nghe và thấy mới hiểu được những khó khăn của họ khi vào mùa “săn lộc biển”.

 tat bat “hot bac” tu tom hum nhi hinh anh 1

Ngư dân Nguyễn Văn Phương chuẩn bị đồ nghề để ra biển khai thác tôm hùm nhí. Ảnh: T.H

Mùa này tôm nhí sinh sôi nảy nở nhiều nên phải đánh bắt cho kịp vụ mùa. Để bắt được tôm hùm nhí, ngư dân phải thức trắng cả đêm và dùng lưới mành, chong đèn để nhử. Hiện tại mỗi con tôm nhí có giá 250.000 - 270.000 đồng, giá tăng gấp đôi mấy năm trước. Đêm nào trúng nhiều có thể thu được cả chục triệu đồng”.

Ngư dân Nguyễn Tám
(trú xã Tam Tiến, huyện Núi Thành,
Quảng Nam)

 

Có mặt tại bãi biển của xã Tam Hải và xã Tam Tiến, huyện Núi Thành vào sáng 19.2, cảnh tấp nập người mua, người bán tôm hùm nhí rộn ràng như một cái chợ nhỏ. Tại đây, trung bình một đêm vài chục chiếc thuyền hoặc thúng chai, từ hai đến ba người/thuyền thả lưới mành có thể bắt được 10 đến 20 con tôm nhí, mang về bán, thu nhập từ 1,5 đến 3 triệu đồng. Đặc biệt, nhiều thuyền, thúng gặp may mắn bắt được nhiều tôm nhí có thể kiếm hàng chục triệu đồng mỗi đêm.

Các ngư dân hành nghề tôm nhí cho biết: Dựa vào tập tính sinh sống của tôm hùm nhí, thường xuất hiện ở bãi rạn, gành đá... mà ngư dân có các phương thức đánh bắt khác nhau. Hiện nay, có ba hình thức đánh bắt chủ yếu là chong mành, bẫy nhử và lặn xuống tận gành đá để bắt. Trong đó, hình thức đánh bắt chong mành và lặn được đánh giá là hiệu quả nhất mà nhiều ngư dân đang sử dụng. Với kinh nghiệm của các ngư dân chuyên săn tôm hùm nhí, ngoài việc chọn được vị trí của tôm mẹ đang trú ngụ chờ sinh sản, ngư dân phải chọn được hướng gió và định hướng được con nước yên tĩnh để mành lưới giăng đúng hướng di chuyển của con tôm.

Nghề đánh bắt tôm nhí chỉ làm gần bờ ven gành đá, xa lắm cũng chỉ cách bờ từ 3 hải lý trở lại. “Nghề săn bắt tôm hùm nhí cũng là nghề thử thách đối với ngư dân chúng tôi. Nghề giăng mành, nếu không xác định được vị trí tôm ở, coi như đêm đó trắng tay trở về, còn vào mẻ thì sáng mai vợ con cười tươi cả ngày. Còn nghề lặn bắt thì khó khăn gấp bội, phải đeo đèn pin rọi khắp các ghềnh đá, hang ốc tìm, vì tôm hùm nhí nhiều con nhỏ như cây tăm, đủ loại màu khác nhau, phân biệt được cũng đâu phải dễ. Nhiều người chuyên nghiệp họ phân biệt dễ, còn ai mới vào nghề phải về tay trắng…” - một ngư dân chia sẻ.

Đang phân loại tôm hùm nhí sau một đêm đánh bắt để bán cho thương lái, ngư dân Nguyễn Văn Phương (30 tuổi, trú thôn 3, xã Tam Hải) cho biết: Mùa này tôm hùm mẹ bắt đầu vào các bãi đá gần bờ để sinh sản nên anh cùng các ngư dân ở xã Tam Hải phải khẩn trương thả lưới mành bắt loại hải sản này. “Hôm nay, tôi bắt được 10 con tôm nhí, với giá bán từ 250.000- 270.000 đồng/con, tôi thu về gần 3 triệu đồng. Mấy ngày qua, tôi và các anh em bắt tôm nhí ở đây liên tiếp thả lưới mành bắt được rất nhiều tôm nên bán có tiền để lo cho gia đình” - ngư dân Phương phấn khởi.

Ngư dân Phạm Văn Tài (45 tuổi, trú thôn 7, xã Tam Hải) chia sẻ kinh nghiệm: Để bắt tôm hùm con, phải đi từ 16 giờ chiều cho đến gần 5 giờ sáng hôm sau mới vào bờ. Ban đêm tôm mẹ vào các bãi đá sinh sản nhiều. Thời điểm đó, thả lưới mành hoặc lặn xuống đáy biển mò vào các bãi đá để bắt tôm nhí. Tuy công việc bắt tôm nhí rất khó khăn nhưng bán giá cao, có nguồn thu nhập cho gia đình ai nấy cũng vui. “Mấy hôm nay, thời tiết thuận lợi tôi tranh thủ thả lưới và đã bắt được hơn 20 con tôm hùm nhí. Tôi và 2 người bạn trên thuyền đã kiếm được hơn chục triệu đồng mỗi ngày. Sau khi chia đều cho tất cả 3 người, tôi và các bạn chài khác có thể bỏ túi vài triệu đồng…” - ngư dân Tài chia sẻ.

Cung cấp nguồn giống tốt cho trại tôm

 tat bat “hot bac” tu tom hum nhi hinh anh 2

Ngư dân Phạm Văn Tài khoe chiến tích của mình sau một đêm đánh bắt tôm hùm nhí.  Ảnh: T.H

Tại vùng ven biển huyện Núi Thành, phần lớn ngư dân gắn bó với nghề khai thác tôm nhí phải quen với việc lấy đêm làm ngày. Ai không quen việc thì khó bề bám trụ với nghề, nhưng bù lại, nếu mùa tôm mà trúng mánh, cuộc sống của họ phất lên như cờ gặp gió, mỗi mùa thu cả trăm triệu đồng.

Bà Ngô Thị Liên (51 tuổi, trú xã Tam Hải) - một thương lái chuyên thu mua tôm hùm nhí cho biết: “Từ sáng tới giờ tôi đã thu mua hàng trăm con tôm của các ngư dân ở xã đảo Tam Hải đánh bắt được, trung bình mỗi con tôm nhí 270.000 đồng/con. Sau khi thu mua xong, tôi bán lại cho các chủ nuôi tôm ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên với giá từ 280.000 - 290.000 đồng/con. Vì tôm nhí tự nhiên có chất đề kháng tốt, dễ nuôi, nhanh lớn nên các chủ trại nuôi tôm sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn thu mua hết số tôm nhí mà ngư dân đánh bắt được. Việc thu mua tôm nhí này còn phụ thuộc vào thời tiết nữa, hôm nào trời mưa lớn, sóng lớn rất ít tôm nhí. Mùa tôm hùm nhí kéo dài khoảng 1 đến 2 tháng, mỗi mùa tôi thu mua khoảng vài nghìn con”.

 tat bat “hot bac” tu tom hum nhi hinh anh 3

Đội tàu, thuyền thúng của ngư dân vùng biển Núi Thành vào mùa khai thác tôm hùm nhí. Ảnh: T.H

Ông Phan Như Tường - Phó Bí thư Đảng ủy xã Tam Hải, huyện Núi Thành cho biết: Tôm hùm là một trong những loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Trong những năm trở lại đây, nghề khai thác tôm hùm ở địa phương phát triển mạnh. “Tôm hùm nhí đang vào vụ mùa nên người dân địa phương tranh thủ khai thác. Tại địa phương có hơn trăm ngư dân chuyên khai thác tôm hùm nhí, mỗi mùa họ có thể thu vào vài chục triệu đồng. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của ngư dân và góp phần cải thiện cuộc sống của người dân vùng biển Tam Hải. Sau khi hết mùa tôm hùm nhí, ngư dân bắt đầu chuyển nghề vươn khơi bám biển hành nghề lưới vây, đi câu mực…”.

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết: “Nghề khai thác tôm hùm nhí không ảnh hưởng đến hệ sinh thái của biển, vì chủ yếu bắt tôm con chứ không bắt tôm mẹ. Đây cũng là nguồn giống tốt mà ngư dân chuyên khai thác để cung cấp cho các trại giống ở các tỉnh, thành Nam Trung bộ. Con tôm nhí đã giúp tăng thu nhập cho ngư dân địa phương” - ông Tấn nói.

Theo Trương Hồng/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập883
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại798,258
  • Tổng lượt truy cập93,175,922
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây