Học tập đạo đức HCM

Tết ấm cho những mảnh đời cô quạnh

Thứ hai - 27/01/2014 10:12
Sâu thẳm trong ánh mắt của các cụ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh là niềm háo hức mong đợi đến ngày Tết cổ truyền để được sum họp cùng gia đình. Thế nhưng, cứ gần tết, chứng kiến những cụ khác được người thân đón về các cụ ở lại thêm phần cô đơn...

Để làm vơi đi những mặc cảm và cô đơn đó, những ngày Tết, cán bộ Trung tâm càng gắn bó, gần gũi để mang niềm vui đến cho các cụ nhiều hơn nữa, để mỗi người đều cảm thấy nơi đây thực sự là “mái nhà chung” của mình.

Tết ấm cho những mảnh đời cô quạnh

Trung tâm BTXH luôn là mái nhà chung của những mảnh đời cô quạnh

Phận già cô đơn

Chúng tôi đến thăm Trung tâm BTXH Hà Tĩnh – “mái nhà chung” của những mảnh đời bất hạnh vào một ngày giáp Tết. Không khí xuân tràn về đầy ắp khi cả Trung tâm đang tất bật sửa soạn quần áo mới, dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Chị Ngô Thị Tâm Tình - Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: “Trung tâm hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 67 cụ già là đối tượng người có công, người già không nơi nương tựa. Tết năm nay có 37 cụ ăn tết ở Trung tâm. Chăm sóc các cụ hằng ngày, chúng tôi thấy sâu thẳm trong ánh mắt của các cụ niềm khát khao, háo hức mong đợi đến ngày Tết cổ truyền để được được sum họp cùng gia đình. Thế nhưng, cứ gần tết, chứng kiến những cụ khác được người thân đón về nên các cụ ở lại thêm phần cô đơn”.

Quả thật, tuổi già ai chẳng muốn ở gần con cháu, được sống trong tình yêu thương của gia đình nhưng hoàn cảnh éo le khiến các cụ phải chọn nơi đây làm nơi nương tựa những năm tháng cuối đời. Ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, cụ Thọ Thị Đức (quê Đức Thọ) không còn nhớ rõ đã đón cái tết thứ bao nhiêu tại Trung tâm. Theo cán bộ phục vụ trực tiếp chăm sóc cụ, cụ được đưa vào Trung tâm từ năm 2005. Từ bấy đến nay không có người thân đến thăm nom hay đón cụ về ăn tết. Khi cụ Đức mới được đưa vào đây, cán bộ trung tâm đều không biết tên tuổi mà chỉ biết cụ quê ở Đức Thọ, vậy nên mọi người đặt tên cụ là Thọ Thị Đức theo địa chỉ quê quán.

Tết ấm cho những mảnh đời cô quạnh

Những bữa cơm thân mật của các cụ trong dịp tết

Minh mẫn hơn cụ Đức, cụ Ngô Thị Cấp (SN 1936) ở Cẩm Xuyên khóc lóc kể trong tủi nhục: “Tôi chẳng có chồng con, tết năm vừa rồi thấy các cụ khác về nhà ăn tết nên cũng chạnh lòng rồi xin trung tâm cho xe chở về nhà đứa cháu họ xa. Nhưng khi về đến nhà, chúng nó không ra mở cửa nên đành quay lại trung tâm ăn tết”. Bà Cấp cho biết, năm nào cán bộ ở Trung tâm cũng sắm sửa đầy đủ mứt kẹo, bánh chưng, thăm hỏi động viên… nhưng phận đời hiu quạnh, tuổi già không có người thân bên cạnh, các cụ cũng không tránh khỏi cô đơn, chạnh lòng.

Để các cụ không cô đơn…

Trung tâm BTXH Hà Tĩnh đã trở thành “mái nhà chung” của 67 cụ không nơi nương tựa nơi đây. Đối với các cụ, cán bộ Trung tâm chính là những người con, người cháu của họ. Còn đối với cán bộ Trung tâm, công việc chăm sóc các cụ không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là tình thương yêu vô bờ bến. Chị Nguyễn Thị Thanh, y sỹ có 13 năm liền công tác ở đây tâm sự: “Thương lắm chị ạ! Có những cụ từ lúc vào đến lúc mất không hề có một người thân nào đến thăm hỏi, động viên. Còn có những cụ may mắn hơn, còn có người thân, nhưng khi các cụ ốm đau nằm bệnh viện mấy tháng liền, có vào thăm đôi ba lần, còn không ở lại chăm sóc các cụ. Thành ra, công việc chăm sóc cho các cụ phó thác cho cán bộ Trung tâm”.

Tết ấm cho những mảnh đời cô quạnh

Trung tâm cũng tranh thủ vận động, kêu gọi thêm sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm và từ nhiều nguồn khác để các cụ có được cái tết đầy đủ, ấm áp hơn

Các cụ ở đây tuổi bình quân trên 78 tuổi, trong đó có 23 cụ nằm một chỗ, 7 cụ là đối tượng tâm thần. Chăm sóc các cụ là công việc không hề đơn giản, nhất là với những cụ mắc bệnh tâm thần. “Ở đây, cán bộ bị các đối tượng chửi bới, ném dép, đánh, nắm tóc giật... là chuyện thường nhưng không ai để bụng. Người già hầu hết ai cũng mắc các bệnh đường hô hấp, bệnh lây nhiễm cũng nhiều nhưng không vì thế mà chúng tôi hắt hủi, xa lánh các cụ. Trái lại, cán bộ, nhân viên phục vụ càng chăm sóc các cụ tận tâm hơn” – chị Nguyễn Thị Thanh cho hay.

P hó Giám đốcNgô Thị Tâm Tình cho biết thêm: “Những người đang nương nhờ tại trung tâm là những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống. Chúng tôi cũng thấu hiểu nên ngoài theo dõi, chăm sóc sức khỏe hàng ngày còn cố gắng động viên tinh thần, vật chất cho họ, nhất là dịp Tết cổ truyền, khi ai cũng hướng về gia đình, người thân”. Với những cụ về nhà ăn tết với người thân, Trung tâm có xe đưa đón và phần quà để các cụ được ăn tết đầy đủ. Với các cụ đón tết ở Trung tâm, ngoài chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc men bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho các cụ, Trung tâm còn thực hiện tốt công tác y tế, vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…”

Nói thì đơn giản nhưng để lo được cái Tết tươm tất cho các đối tượng là bài toán mà cán bộ quản lý nơi đây phải tính toán, cân nhắc cả tháng trời. Ngoài khoản ngân sách Nhà nước rót về, Trung tâm cũng tranh thủ vận động, kêu gọi thêm sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm và từ nhiều nguồn khác. Người ít, người nhiều cũng đủ để sưởi ấm những thân phận hẩm hiu nơi đây.

Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng với tâm huyết, lòng nhiệt tình của các cán bộ Trung tâm, cùng với sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, hy vọng rằng, Trung tâm BTXH Hà Tĩnh sẽ mãi là mái nhà chung ấm áp của những mảnh đời bất hạnh. Tết ở Trung tâm BTXH Hà Tĩnh sẽ đầm ấm, sung túc hơn để khỏa lấp đi nỗi trống trải của những người già không nơi nương tựa nơi đây!

Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập657
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại776,098
  • Tổng lượt truy cập93,153,762
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây