Học tập đạo đức HCM

Theo chân “thợ săn” lươn đồng

Thứ năm - 27/04/2017 11:36
Sau những cơn mưa đầu mùa, lươn đổ về cư ngụ trên những ao hồ, sông suối. Và, người dân lại tất bật chuẩn bị đồ nghề, ra đồng đi “săn”

Mùa “săn” lươn đồng

Chẳng biết từ bao giờ, bắt lươn đã trở thành nghề tay trái với mỗi gia đình sống quanh đồng ruộng. Hoàng hôn dần buông trên cánh đồng lúa, không khó bắt gặp những “thợ săn” tay xách nách mang đủ thứ đồ nghề chuẩn bị cho buổi thu hoạch.

theo chan tho san luon dong

Ảnh minh họa từ internet

Lươn chỉ ăn vào ban đêm, buổi chiều tà, người ta thường đặt ống trúm ven bờ ruộng. Thức dậy sau giấc ngủ say, nếu lắc chiếc ống trúm thấy nặng là biết ngay lươn đã vào “tròng”. Trúm là một dụng cụ rất đơn giản. Cắt một ống tre dài chừng 4 gang tay, một đầu để cho mắt tre bịt kín, đầu còn lại làm miệng. Miệng ống có hom được làm nan mỏng kết hình nón, cố định với thân bằng một xiên tre hay thanh sắt. Bước cuối cùng là mang ống trúm ra bờ ruộng, kênh mương, ao hồ... để đặt. Phần thân trúm phải đặt theo góc nghiêng, miệng cố định dưới đáy bùn. Mồi nhử thường là giun đất được giã nhuyễn thành lớp bột sền sệt, quét quanh hom.

Đưa bàn tay chai sạn vuốt vội mái tóc bạc màu sương gió, ông Nguyễn Quang (xã Đức Lâm, Đức Thọ) trầm ngâm: “Muốn bắt được nhiều lươn, trước hết phải thăm dò khu vực thả trúm. Những nơi lươn hay trú ngụ là lớp bùn đất mềm sát bờ cỏ ngập nước, gốc tre, bụi cây mấp mé ao hồ hoặc sông suối. Người có kinh nghiệm phải nhận đoán hướng gió để mùi tanh của mồi có thể lan xa. Nếu là cỏ lác, sậy thì sẽ bắt được lươn vàng nghệ; còn đặt ống trúm vào mấy đám lục bình, sen thì chỉ thấy toàn lươn bông”.

Với những đứa trẻ lớn lên nơi làng quê, đồng ruộng, nghề trúm lươn là thú vui quen thuộc, lại có tiền sắm sách vở, quần áo mới. Em Nguyễn Ngọc Minh (xã Cẩm Quan - Cẩm Xuyên) chia sẻ: “Vào mùa vụ, nhà nào cũng trang bị sẵn hàng chục ống trúm. Mỗi buổi đi “săn”, em đặt tầm 15 ống trúm, có hôm may mắn được chục con, thả chậu không kịp nhưng cũng có lúc phải ngậm ngùi ra về tay trắng. Do còn non kinh nghiệm, em mới chỉ đặt được lươn nhỏ, con nào to nhất mới chỉ bằng ngón tay cái người lớn”.

Xế chiều, trên những cánh đồng lại rộn rã người già, trẻ nhỏ đua nhau đi đặt trúm lươn. Giữa cánh đồng hoang vắng, gió bắt đầu thổi mạnh, tiếng ếch nhái, côn trùng kêu rỉ rả. Mấy người thợ đánh trúm mình mẩy lấm lem, ướt nhoẹt chờ đợi. Thú vị nhất là lúc dỡ trúm. Sau khi đổ nước ra khỏi ống, thấy hơi nặng tay, xóc nhẹ, lươn từ từ trườn ra khỏi chiếc bẫy.

Trước đây, mỗi buổi dỡ trúm được cả cân lươn, vừa cải thiện bữa ăn, vừa đem bán có thêm thu nhập. Theo kinh nghiệm từ những tay “thợ săn” lành nghề, lươn bẫy từ tự nhiên có màu nâu đất hoặc vàng nhạt, thịt chắc, thơm và bổ dưỡng nên được giá hơn lươn nuôi. Vào mùa vụ, mỗi người có thể thu được 4-5 kg/ngày. Lươn thường được bán cho người dân xung quanh hoặc mang ra chợ xép dọc ven đường hay các quán ăn với giá bình quân 150 ngàn đồng/kg.

theo chan tho san luon dong

Nhiều món ăn bổ dưởng, hấp dẫn được chế biến từ lươn

Qua bàn tay khéo léo, thuần thục của các mẹ, các chị, lươn được chế biến thành những món ăn dân dã, bổ dưỡng như cháo lươn, lươn xào sả ớt, lươn nướng… Hơn thế, đặc sản lươn Xứ Nghệ hấp dẫn các vị khách gần xa cũng chính là yếu tố để những buổi thả trúm, bắt lươn ngày càng nhộn nhịp.

Lắm nỗi trăn trở

Lươn Xứ Nghệ vốn nức tiếng với du khách gần xa. Để cung đáp ứng đủ cầu, không ít gia đình xây dựng mô hình nuôi lươn trong ao, hồ hay bể nuôi. Bởi lẽ lươn trong môi trường tự nhiên giờ không còn nhiều như trước. Nhiều người không giấu được vẻ tiếc nuối khi lươn đồng ngày càng khan hiếm. Việc đánh bắt, sử dụng thuốc trừ sâu, thậm chí là chích điện dần khiến lươn đồng mất đi môi trường sống.

Nỗi khiếp sợ đối với “thợ săn” lươn là rắn. Theo lời Minh, mỗi khi ra đồng đều phải trang bị đầy đủ quần liền ủng cao su vừa đề phòng rắn, vừa tránh mảnh chai, sành. Không chỉ vậy, khi nguồn lươn ngày càng cạn kiệt, nạn lấy trộm ống trúm được dịp hoành hành. Lợi dụng sơ hở của những người thợ, kẻ trộm thường rình rập ở vị trí đặt ống và lấy hết lươn trước khi trời sáng. Việc trở về nhà khi trời tối cũng tiềm ẩn những hiểm nguy khiến công việc càng trở nên nhọc nhằn hơn bao giờ hết.

Dẫu vậy, họ vẫn lam lũ mưu sinh, vẫn quyết bám trụ với nghề lâu đời. Bởi lẽ, tuy vất vả nhưng mang lại nguồn thu nhập cho nhiều gia đình, rút ngắn giấc mơ đến trường của những học sinh nghèo.

Theo Thùy Dương/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại853,146
  • Tổng lượt truy cập93,230,810
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây