Học tập đạo đức HCM

Thu nhập khá từ mùa khai thác rong mơ năm nay

Chủ nhật - 25/06/2017 21:21
Nghề “săn” rong mơ đã có ở xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) được hơn 10 năm nay. Theo những ngư dân ở đây thì mùa rong mơ bắt đầu có từ tháng 3 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 8.
15-21-11_1
Rong mơ khô năm nay giá cao, 6.500 đồng/kg nên người dân rất phấn khởi

Vào thời gian này, đa số những người dân làm nghề biển ở đây đều sử dụng thuyền của mình đi lấy rong mơ thay vì đánh bắt cá tôm. Bởi vào mùa này, hải sản rất ít mà đa số ghe thuyền đánh cá của người dân đều là thuyền nhỏ, không ra được khơi xa nên thu nhập từ đánh bắt tôm cá không đáng bao nhiêu.

Đang ngồi trên bờ hướng ánh mắt ra biển giữa cái nắng như đổ lửa vào giữa trưa, bà Nguyễn Thị Lan (trú xã Mỹ Giang, Ninh Phước) cho biết, ghe thuyền đi lấy rong mơ của con trai bà sắp vào bờ nên phải ra đứng đây đợi để đưa cơm trưa cho con.

“Vì rong mơ lúc này phải lấy ở ngoài xa, cách bờ hơn 1 tiếng đi thuyền nên con tôi lấy vừa lấy rong vừa phơi khô rồi dồn lại 3 ngày mới đưa vào bờ một lần. Năm nay rong mơ giá cao nên thu nhập cũng khá. Mỗi ngày, ghe thuyền của con tôi cũng kiếm được từ 400 - 500 ngàn đồng”, bà Lan cho biết.

Cũng theo bà Lan, so với mọi năm thì rong mơ năm nay khan hiếm hơn nên giá cả cũng lên cao. Nếu như năm trước, mỗi kg rong mơ khô giá chỉ có 4.000 đồng thì năm nay lên đến 6.500 đồng. Cũng chính vì khan hiếm nên đến thời điểm này, để lấy được rong mơ thì người dân phải ra xa bờ mới vớt được. Còn các năm trước, vào thời điểm này chỉ cần ra khỏi bờ vài chục mét là có thể lấy được rong.

15-21-11_2
Mỗi ngày, chỉ cần 5 tiếng lặn vớt, mỗi ghe thuyền có thể kiếm được tiền triệu từ rong mơ

Những người đi lấy rong mơ ở đây thường bắt đầu công việc từ sáng sớm. Từ khoảng 4 giờ sáng, các ghe thuyền đã bắt đầu đu nhau ra biển lặn rong mơ. Người có kinh nghiệm và chăm chỉ thỉ chỉ cần khoảng 5 tiếng là có thể lấy được rong đầy thuyền. Bình thường đến tầm khoảng 11 giờ trưa là các thuyền này lần lượt cập bến để đưa rong mơ lên bờ phơi khô sau đó nhập cho thương lái.

Ông Lê Cá (người dân thôn Mỹ Giang, Ninh Phước) chia sẻ: "Thuyền của tôi có 4 người đi lấy rong mơ. Bình thường cứ mỗi ngày cũng thu được gần 3 tạ rong khô. Trừ chi phí xăng dầu, ăn uống thì cũng lãi được hơn 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên phải có nắng thật to thì rong mới khô và đẹp được. Rong mà gặp phải mưa là xem như vứt. Thế nên, lúc nào chúng tôi cũng phải túc trực thường xuyên để khi trời sắp mưa mà gom lại lấy bạt che. Công việc tuy cũng vất vả nhưng giúp người dân trong vùng có thu nhập trong thời điểm khó khăn”.

Tất cả số lượng rong mơ được ngư dân lấy về đều được thương lái mua lại hết. Mỗi ngày, tại khu vực bờ biển thôn Mỹ Giang có khoảng vài chục tấn rong mơ được nhập đi. Chị Nguyễn Thị Thu (thương lái thu mua rong mơ) cho biết: “Ở đây có rất nhiều người đi thu mua rong mơ. Riêng tôi thì bình quân mỗi ngày mua được khoảng 10 tấn khô rồi nhập lên xe bán sang Trung Quốc là chủ yếu. Một số ít khác thì chuyển về TP.HCM. Tôi cũng không biết họ thu mua làm gì, chỉ nghe bảo là để nấu nước uống và làm thức ăn cho một loại hải sản nào đó”.

15-21-11_3
Cây rong mơ tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân vào những thời điểm đánh bắt khó khăn

Cây rong mơ không chỉ đem lại thu nhập cho những ngư dân đi biển mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người khác trong vùng mà đa số là phụ nữ. “Nhiều chị em trong vùng chúng tôi mùa này không có việc làm nên thường đi phơi rong thuê cho các chủ mua. Tiền công tính theo từng giờ, mỗi giờ họ trả cho chúng tôi 20.000 đồng. Thường thì một ngày tôi làm được tầm 80.000 - 120.000 đồng, cũng đỡ đần chi phí chi tiêu hàng ngày”, chị Nguyễn Thị Gái (40 tuổi, trú thôn Mỹ Giang, Ninh Phước) tâm sự.

Ông Hồ Văn Thuận, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Phước cho biết: “Hiện tính trên địa bàn toàn xã thì có khoảng gần 50 ghe thuyền đi khai thác rong mơ. Mùa này tôm cá ít nên hầu hết các ngư dân đều dùng thuyền đi lặn rong. Cây rong mơ này đã phần nào đem lại nguồn thu nhập cho người dân vào những thời điểm khó khăn trong nhiều năm qua. Đặc biệt, năm nay mỗi kg rong mơ có giá cao hơn năm trước 2.000 đồng nên người dân cũng rất phấn khởi”.
LÊ KHÁNH/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay66,101
  • Tháng hiện tại896,828
  • Tổng lượt truy cập92,070,557
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây