Học tập đạo đức HCM

Tiềm năng lớn hợp tác nông-thủy hải sản Việt-Nhật

Thứ ba - 04/03/2014 22:31
Con số gần 100 doanh nghiệp Nhật Bản tham dự Diễn đàn xúc tiến thương mại và đầu tư nông, thủy, hải sản chiều 4/3 tại trung tâm hội nghị Makuhari Messe ở tỉnh Chiba của Nhật Bản cho thấy hợp tác Việt-Nhật trong lĩnh vực này chứa đựng nhiều tiềm năng lớn.

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Diễn đàn xúc tiến thương mại đầu tư năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức.

Diễn đàn thu hút sự tham gia của 13 doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam và gần 100 doanh nghiệp của Nhật Bản trong lĩnh vực nông, thủy, hải sản.

Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu, quảng bá và thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực vẫn còn nhiều tiềm năng này.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán công sứ phụ trách thương mại của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, khẳng định trong thời gian qua, hợp tác Việt-Nhật trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy hải sản đạt được nhiều bước tiến đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế giữa hai nước.

Các doanh nghiệp Nhật Bản có tiềm năng rất lớn trong việc đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và thủy, hải sản của Việt Nam, bên cạnh những lĩnh vực truyền thống như công nghiệp và thương mại.

Theo ông Nguyễn Trung Dũng, hợp tác Việt-Nhật trong lĩnh vực này là mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi” bởi lẽ, bên cạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào canh tác, sản xuất và chế biến nông, thủy, hải sản, các doanh nghiệp hai nước không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch có chất lượng cao cho thị trường hơn 90 triệu dân của dải đất hình chữ S, mà còn có thể xuất sang thị trường của nước thứ ba.

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã chia sẻ về những cơ hội và thách thức trong thương mại thủy sản Việt-Nhật. Theo bà, Nhật Bản là nước đứng thứ ba xuất khẩu thủy sản sang Việt Nam, chiếm 7,8%, trong khi Việt Nam đứng thứ tám trong danh sách các nước cung cấp thủy sản cho Nhật Bản, chiếm 9% thị phần trong năm 2012.

Từ năm 1993-2011, Nhật Bản luôn là thị trường đơn lẻ lớn nhất của thủy sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng bình quân 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm.

Không chỉ ngành thủy sản, lĩnh vực cây ăn quả của Việt Nam cũng xem đây là cơ hội hiếm có để đưa các mặt hàng nông sản tiềm năng tiếp cận thị trường Nhật Bản, một trong những thị trường khắt khe hàng đầu thế giới. 
 
Ông Nguyễn Thanh Bình, Tổng Giám đốc Vegetexco Việt Nam, cho biết một số loại trái cây của Việt Nam đã tạo được thương hiệu tốt trên thị trường Nhật Bản như xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Chín Hóa, bưởi da xanh, bưởi năm roi, thanh long… 

Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 1.000 tấn thanh long. Ông Bình cho rằng để khai thác tiềm năng và thế mạnh của ngành rau quả Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn tới chất lượng sản phẩm dựa trên các tiêu chuẩn khắt khe của nước bạn.

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp Nhật Bản như Maple Food, Yasaka cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nông, thủy, hải sản ở Việt Nam. 

Đại diện công ty Yasaka, doanh nghiệp có 20 năm đầu tư tại Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ của Nhật Bản cho Việt Nam trong lĩnh vực xử lý, bảo quản cây ăn quả và nông sản. Đây được cho là yếu tố then chốt để trái cây Việt Nam chinh phục thị trường Nhật Bản./.
PHẠM VĂN CƯỜNG (TTXVN)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,959
  • Tổng lượt truy cập90,246,352
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây