Học tập đạo đức HCM

Tin NN Tây Nguyên: Nhiều mô hình VAC cho thu nhập cao

Thứ bảy - 10/11/2018 09:22
Nuôi cá cung cấp cho hồ câu thu 600 triệu đồng/năm; khôi phục nghề dâu tằm; sinh lời cao từ dê núi và nuôi trâu, là tin tuần qua ở Tây Nguyên.
lđ-ca-cau-898989.jpg

 3ha ao của ông Kiên được nuôi đầy đủ các loại cá nhằm cung cấp cho các hồ câu giải trí.

Năm 2002, chỉ có 5.000m2 đất bố mẹ cho, nhận thấy việc nuôi cá mang lại thu nhập cao mà công việc lại nhàn, nên ông đã mua cá trắm bột về nuôi. Mỗi năm 3 lứa, tổng cộng khoảng 150 vạn con, sau đó cung cấp cho các hộ gia đình cần con giống.

“Đúng như câu nói “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo”, sau nhiều năm, giá cá trắm ổn định, nên những nhà cung cấp giống như tôi cũng lời lớn. Vì vậy, đến bây giờ tôi mới có điều kiện mua thêm 2,5ha ao cá và khoảng 3ha đất trồng cà phê”, ông Kiên phấn khởi nói.

Hiện, theo nhu cầu thị trường, ông Kiên đã chuyển dần qua nuôi cá rô phi với số lượng lớn. Ông cho biết, do các hồ câu giải trí mở ra ngày càng nhiều nên nhu cầu thả cá rô phi cho khách câu khá cao.

Ông Kiên tiết lộ: “Trước kia toàn bộ hồ của tôi đều được thiết kế để nuôi cá trắm. Một nửa ao múc sâu xuống khoảng 3 mét, phần còn lại nông hơn để xạ lúa. Khi lúa đủ lớn, tôi cấp nước đến ngang thân cây cho cá trắm lên ăn. Cá ăn hết lúa, lại rút nước, rồi tiếp tục xạ lúa. Cứ như vậy cho đến khi cá đủ lớn mới đem bán”.

Nói về kỹ thuật xử lý ao trước khi thả cá, ông Kiên chia sẻ, ban đầu phải tháo cạn nước, sau đó rắc vôi để khử trùng. Đồng thời, duy trì độ pH ở mức ổn định, để giúp các chất hữu cơ được phân hủy trong điều kiện tốt nhất. Sau đó, cứ 1.000m2, đổ 300 – 500kg phân chuồng để tạo màu cho nước. Điều này còn giúp tạo ra nhiều sinh vật phù du, giúp cá phát triển nhanh, xong bước xử lý ao, thì bơm nướcthả cá. Hiện, khoảng 80% các hồ câu giải trí ở Lâm Đồng đều do ông Kiên cung cấp cá.

Ông Kiên cho biết thêm, do tận dụng được các nguồn thức ăn miễn phí từ bên ngoài, nên chi phí để nuôi cá cũng giảm. Mặt khác, ông còn sử dụng bẹ rau của các nhà vườn thải loại để cho cá ăn, chủ yếu là bẹ rau cải bắp, cải thảo và khoai lang loại nhỏ. Điều này chỉ mất công và tiền xăng để chở về nhà.

Hiện, ông Kiên nuôi các loại cá như: trắm, chép, rô phi, cá mè, cá chim, cá trôi… Ngoài các loại rau cho cá ăn nói trên, thì mỗi sáng ông còn bổ sung cho cá cám tổng hợp.

Với 3ha ao cá hiện tại, mỗi năm ông Kiên thu về khoảng 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí 150 triệu tiền cám, 250 triệu tiền giống và tiền công, ông Kiên lãi ròng khoảng 600 triệu đồng.

Hồi sinh nghề dâu tằm ở Di Linh

Huyện Di Linh (Lâm Đồng), không chỉ có cây cà phê, mà đã một thời là trung tâm nghề tằm tơ. Với kinh nghiệm truyền thống của người dân, điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, hiện, nghề tằm tơ đang hồi sinh và được huyện xác định là cây xóa đói giảm nghèo bền vững.

di-linh-anh-dau-99999.jpg

 Nghề dâu tằm hồi sinh ở đất Di Linh

Phó chủ tịch UBND huyện Di Linh, ông Nguyễn Nhật Thi, cho biết: Huyện đã có chỉ đạo khôi phục lại nghề tằm tơ, vì đây là nghề phát triển nhanh và hiệu quả. Hiện, tổng diện tích dâu tằm trên địa bàn huyện là 401 ha, trên 1.173 hộ trồng dâu; 1.081 hộ nuôi tằm; sản lượng kén/năm đạt 10.133 tạ; sản lượng kén thu mua/năm là 5.869 tạ.

So với năm 2010, tổng diện tích trồng dâu của huyện Di Linh tăng 120 ha, bằng 170% năm 2018. Đất trồng dâu chủ yếu tận dụng ven sông, suối, vùng trũng, bãi bồi và đất hoang. Ông Thi cho biết thêm, về đầu ra, trên địa bàn huyện đang có 13 cơ sở thu mua kén tằm, với sức mua trên 580 tấn kén/năm. Ngoài ra, người dân còn tiêu thụ kén tại Bảo Lộc và Lâm Hà (cũng là 2 địa phương nông dân Di Linh mua giống) và xuất khẩu sang Nhật Bản.

 Với năng suất và sản lượng trên, năm 2017 giá kén dao động ở mức cao, bình quân  150 - 210.000 đồng/kg, đã thúc đẩy nghề nuôi tằm phát triển mạnh. 

Đại diện Cơ sở Lê Sáu, bà Thạch Thị Loan cho biết, hiện cơ sở có 45 lao động, trong đó, hơn 30 người là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ... Với mức thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng. Nếu làm thêm giờ, trung bình 7 triệu đồng, ngành dâu tằm đã đóng góp đáng kể trong giải quyết công ăn việc làm, cho một bộ phận người dân tại chỗ, để cải thiện cuộc sống.. 

Đắk Nông: Nuôi dê giúp ổn định cuộc sống

Năm 2018, thông qua việc triển khai hợp phần hỗ trợ sinh kế, dự án nuôi dê đã giúp hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Đắk Nông), có sinh kế làm ăn, từng bước thoát nghèo.

k-tum-nuoi-de-89898999.jpg

 Nhóm sinh kế nuôi dê nhốt chuồng sinh sản  xã Đăk Kan.

Theo đó, nhóm sinh kế nuôi dê sinh sản nhốt chuồng, được hỗ trợ 70% tổng số vốn của toàn dự án, còn hộ trung bình được hỗ trợ 30% tổng số vốn.

Anh Đinh Công Tiện, nhóm sinh kế nuôi dê nhốt chuồng sinh sản, tại thôn Tân Bình, xã Đăk Kan, cho biết: Nhóm của anh hiện có 7 hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chí mới. Dự án đầu tư cho nhóm 8 con dê, trong đó có 1 con dê cái, và 7 con dê đực. Sau 1 năm chăm sóc, đến nay, tổng đàn dê có 15 con, trong đó, bán 2 con để gây quỹ và mua cám, thuốc men. Hiện, có mấy con đang chuẩn bị đẻ.

Từ khi triển khai dự án đến nay, toàn huyện đã thực hiện được 178 tiểu dự án nuôi gia súc tập trung, trong đó có 33 nhóm sinh kế nuôi dê sinh sản, với tổng kinh phí 44 tỷ đồng. Theo thống kê, tới thời điểm hiện tại, có ít nhất 60% số hộ dân trong vùng dự án, hài lòng về lợi ích của  tiểu dự án nuôi gia súc tập trung, và đang nhân rộng hình thức này ra toàn cộng đồng.

Gia Lai: Thoát nghèo nhanh nhờ nuôi trâu

Được chính quyền địa phương hỗ trợ, nhiều hộ dân xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai), đã duy trì và phát triển đàn trâu theo hướng thương phẩm, giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững.

g-lai-trau-9999111111.jpg

 Bà Lưyêng đang chăm sóc đàn trâu

 Bà Lý Thị Bình, cho biết: “Nhờ chịu khó chăm sóc đàn trâu từ năm 2002 đến nay, tuy có lúc con đực bán được 30 – 40 triệu đồng, con cái gần 30 triệu đồng, song hiện nay, giá trâu giảm xuống còn 17 – 26 triệu đồng/con, nhưng bà vẫn luôn giữ 5 con trâu mẹ. Mỗi năm, tiền bán trâu cũng được 50 triệu đồng”- bà Bình nói.

 Tương tự, bà Đinh Thị Lưyêng cũng cho biết, trong hơn 10 năm nuôi trâu, gia đình bà đã xuất bán được 5 con, lấy tiền làm nhà, mua máy cày, xe máy, mua rẫy, bò và nuôi con ăn học. Cách đây không lâu, vợ chồng bà cho người con trai mới lấy vợ 1 con trâu làm vốn. Hiện,  bà vẫn còn 4 con trâu và 2 con bò. Bà Lưyêng chia sẻ: Không chỉ gia đình tôi lấy “con trâu làm đầu cơ nghiệp” mà nhiều hộ trong xã cũng giàu lên nhờ nuôi trâu.

 Ông Trần Xuân Nam-Chủ tịch UBND xã Tơ Tung-cho biết: Hiện, toàn xã có 518 hộ nuôi trâu, tổng cộng 1.802 con. Trâu chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng đàn gia súc trên địa bàn xã, mang lại nguồn thu nhập ổn định và cao hơn so các vật nuôi khác. Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã là 18%, bình quân mỗi năm giảm 5-6%.

 “Thời gian tới, xã sẽ tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc; mở rộng diện tích trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn; tiếp tục vận động nhân dân duy trì và phát triển đàn trâu, đặc biệt là nâng cao chất lượng”- Ông Nam chia sẻ.

 An Như (tổng hợp)/ Kinh tế nông thôn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,310
  • Tổng lượt truy cập92,041,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây