Học tập đạo đức HCM

Tiếp cận nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam không thể theo kiểu 'dàn hàng ngang'

Thứ sáu - 09/11/2018 05:13
Cách mạnh 4.0 là cơ hội để Việt Nam nắm bắt công nghệ mới, thu hẹp khoảng cách, tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp thông minh hơn, bền vững hơn. Tuy nhiên, không thể theo kiểu “dàn hàng ngang”, “chạy theo phong trào” mà phải lựa chọn công nghệ phù hợp, sản phẩm phù hợp gắn với vùng, miền và thị trường.

Sáng nay (9/11), Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã tổ chức Hội thảo “Tiếp cận nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam: Vấn đề và kiến nghị chính sách”.

Bà Nguyễn Thị Luyến - Trưởng ban Thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - cho hay: Nếu như năm 1910 nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động, năng suất thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ thì đến năm 1950, nông nghiệp hướng đến canh tác và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cơ khí phục vụ nông nghiệp phát triển như máy cày làm đất, máy phục vụ sau thu hoạch. Năm 1990, đã có những đột phá trong công nghiệp như sử dụng công nghệ vật liệu mới, thiết bị GPS, công nghệ làm đất, sau thu hoạch, từng bước áp dụng các công nghệ điều khiển tự động và cảm biến. Đến nay, việc ứng dụng cảm biến, IoT, công nghệ đèn LED, drones, rô bốt nông nghiệp và quản trị tài chính trang trại thông minh đang được thực hiện.

Chia sẻ thực trạng tiếp cận nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam, bà Luyến cho hay, trong thời gian qua ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp đã có những điểm sáng, một số doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, người dân ứng dụng công nghệ thông minh trong các khâu, công đoạn khác nhau mang lại nhiều kết quả tích cực.

Điển hình như Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao (VIFARM) đã ứng dụng công nghệ thuỷ canh hồi lưu; nuôi trồng không sử dụng đất, không tưới nước, môi trường sống được kiểm soát bởi hệ thống máy tính và các thiết bị IoT nhằm đảm bảo môi trường tốt cho cây. Công ty VINECO ứng dụng công nghệ tự động hóa, cơ giới hóa, công nghệ tưới, tiêu tự động tiết kiệm nước. Lịch tưới được lập trình hóa, thay đổi theo giống cây, giai đoạn tăng trưởng. Áp dụng trong nhà màng, nhà kính, nhà lưới. Còn Cầu Đất Farm thì đầu tư quy trình sản xuất nông sản khép kín, tự động, hiện đại dựa trên hệ thống IoT thông minh của Inter…

Mặc dù vậy, theo bà Luyến, sự tham gia ứng dụng chưa nhiều, tập trung chủ yếu vào một số khâu, công đoạn còn manh mún, tự phát. Nguyên nhân do, trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản còn lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính; ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa và máy móc còn ít; lĩnh vực chế biến nông sản chưa phát triển; tổn thất sau thu hoạch cao hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á: rau quả 32%, thịt 14%, thủy sản 12%.

Ứng dụng công nghệ 4.0 đòi hỏi chi phí ban đầu lớn, trong khi đó năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp còn hạn chế, DN chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, khả năng hiện đại hóa các thiết bị phục vụ nông nghiệp nông nghiệp 4.0 khó khăn.

Yêu cầu diện tích đủ lớn, thời hạn sử dụng đủ dài để thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa, nhưng theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 1/7/2016, số hộ sử dụng dưới 0,2 ha chiếm 36,1%, số hộ sử dụng từ 5 ha trở lên chỉ chiếm gần 2,3%.

Cách mạnh 4.0 là cơ hội để Việt Nam nắm bắt công nghệ mới, thu hẹp khoảng cách, tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp thông minh hơn, bền vững hơn. Tuy nhiên, theo bà Luyến, không thể theo kiểu “dàn hàng ngang”, “chạy theo phong trào” mà phải lựa chọn công nghệ phù hợp, sản phẩm phù hợp gắn với vùng, miền và thị trường. Thứ tự ưu tiên phát triển nông nghiệp 4.0 ở các nơi có điều kiện nhưng không loại trừ các hình thái sản xuất nông nghiệp truyền thống. Lấy DN làm trung tâm, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hình thành các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn, cạnh tranh.

Cùng với các giải pháp đưa ra liên quan đến đất đai, hạ tầng, cơ sở dữ liệu, bà Luyến cho rằng, việc hỗ trợ tín dụng cho nông dân, các DN, trang trại trong phát triển và ứng dụng công nghệ 4.0 ở tất cả các lĩnh vực trong chuỗi giá trị nông sản thực phẩm là cần thiết. Cần nghiên cứu, sớm xác lập quyền tài sản nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới tiêu, hệ thống cảm biến IoT trên đất nông nghiệp để DN có cơ sở vay vốn. Cạnh đó, thị trường tiêu thụ ổn định là chìa khóa để nông nghiệp công nghiệp cao, nông nghiệp thông minh. Bà Luyến cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường cho DN, cho người dân, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến, quảng bá sản phẩm.

PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ - Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ - cho rằng, dư địa cho phát triển nông nghiệp Việt Nam rất lớn trong xuất khẩu hàng nông sản và thị trường trong nước. Nhưng, nếu không tận dụng được cơ hội trong cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp để gia tăng năng xuất, chất lượng hàng hoá thì chúng ta sẽ tụt hậu. Do đó, phải kết nối được các DN, nhà đầu tư với nông dân; mở rộng hạn điền và cho phép chuyển đổi sử dụng mục đích đất nông nghiệp một cách thông thoáng, linh hoạt hơn nhất là chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản, gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, khuyến khích thành lập DN nông nghiệp. 

Thực tế, ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, xuất siêu thương mại ngày càng tăng; trong đó, năm 2017 đạt trên 8 tỷ USD và giải quyết ước tính chiếm trên 40% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

LÊ HẬU/ Thế giới tiếp thị
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại233,131
  • Tổng lượt truy cập85,140,167
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây