Học tập đạo đức HCM

Nâng cao khả năng sinh sản cho bò Brahman

Thứ năm - 08/11/2018 02:20
Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Hiệp hội Bò giống Brahman Hoa Kỳ vừa tổ chức hội thảo “Công nghệ nâng cao khả năng sinh sản cho bò Brahman Hoa Kỳ”.

Brahman cải tạo đàn bò Việt

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Công Thiếu, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chăn nuôi cho biết, Brahman là giống bò có vai trò quan trọng trong việc phát triển bò thịt trên thế giới, đặc biệt là ở những khu vực nhiệt đới như nước ta. Đây là giống bò được tạo ra ở Hoa Kỳ, góp phần to lớn trong công tác cải tạo đàn bò Việt Nam trong những năm qua.

09-07-41_nh_1
Toàn cảnh buổi hội thảo

Hàng năm, đã có hàng trăm ngàn liều tinh bò Brahman đông lạnh chất lượng cao do Viện Chăn nuôi SX và do các đơn vị nhập khẩu tinh bò Brahman ngoại cung cấp cho công tác thụ tinh nhân tạo bò, cải tạo đàn bò ở các địa phương trong cả nước. Hơn nữa, có rất nhiều đơn vị, cá nhân chăn nuôi bò Brahman thuần chủng với số lượng lớn nhằm mục đích làm giống, vỗ béo, giết thịt…

Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, hiện tại, nước ta có gần 6 triệu con bò. Năm nay, số lượng đàn bò tăng 2,8% so với năm 2017. Trong đó, đàn bò sữa có trên 300.000 con, tăng 6,6%. Sản lượng thịt bò đạt trên 320.000 tấn, tăng 4,2%.

Mặc dù vậy, thị phần thịt bò so với tổng sản lượng thịt cả nước chưa cao, chưa tới 10%. Đây là vấn đề cần thiết đối với ngành chăn nuôi Việt Nam, phải nâng cao sản lượng, tăng tỷ trọng thịt bò.

09-07-41_nh_2
Ông Phạm Công Thiếu, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chăn nuôi phát biểu tại hội thảo

“5 năm qua Bộ NN-PTNT đã cho nhập trên 50 con bò đực các giống cao sản để nhanh chóng cải tạo chất lượng giống. Và nhập một số giống bò kiêm dụng. Bộ đánh giá cao chất lượng đàn bò Brahman của Mỹ đã đóng góp vào việc cải tạo đàn bò Việt Nam…”, ông Trọng cho biết thêm.  

Chia sẻ kinh nghiệm

Buổi hội thảo diễn ra trong 1 ngày. Hai đơn vị đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, chọn lọc giống bò giống Brahman; các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục của bò cái Brahman; nhu cầu dinh dưỡng của bò cái Brahman; động dục đồng pha và thụ tinh nhân tạo ở bò cái Brahman…

Theo ngài Jos C. Paschal, Khoa Chăn nuôi - Đại học Texas A&M, chu kỳ động dục là chu kỳ sinh sản của bò cái, bắt đầu vào thời kỳ rụng trứng và kết thúc trước kỳ tiếp theo. Được kiểm soát bởi hooc-môn tiết ra từ não và các cơ quan sinh sản. Trung bình là 21 ngày, có thể thất thường ở bê cái.

09-07-41_nh_3
Ngài Jos C. Paschal, khoa Chăn nuôi - Đại học Texas A&M chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi giống bò Brahman

Lý giải về việc tại sao phải gây động dục hàng loạt, ngài Jos C. Paschal cho biết, một là để có nhiều bò cái sinh sản và đẻ con trong khoảng thời gian ngắn. Hai là, tăng hiệu quả của bò đực. Ba là, cải thiện việc sử dụng lao động trong sinh sản. Bốn là, tăng khối lượng khi cai sữa và độ đồng đều của nhóm bê. Năm là, SX được đàn bê cái thay thế có khả năng thành thục về tính sớm hơn.

Để phát hiện động dục, người chăn nuôi có thể quan sát bằng mắt thường; đeo vòng Chin ball đánh dấu trên đầu một con bò cái - đực được chỉ thị hoặc vẽ, bôi phấn lên đầu đuôi bò cái. Ngoài ra, có thể dán miếng động dục KMAR hoặc sử dụng hệ thống Heat Watch.

Cũng theo ngài Jos C. Paschal, nhu cầu dinh dưỡng cho bò Brahman rất cần thiết và phải đầy đủ, gồm Protein, năng lượng, vitamin (A, D, E, K*), khoáng chất, nước và một số chất dinh dưỡng khác (linoleic acid, linolenic acid, etc).

09-07-41_nh_4
Giống bò Brahman đang được chăn nuôi tại Trạm Moncada (Sơn Tây, Hà Nội)

Nói về nguồn gốc chăn nuôi bò Brahman ở Việt Nam, đại diện Viện Chăn nuôi chia sẻ, từ những năm 1970 - 2000 nhập ở Cu ba. Từ năm 2000 đến nay nhập tại Australia, đặc biệt từ năm 2013 - 2017, mỗi năm nhập 150 - 350 nghìn con bò sống về nuôi vỗ béo để giết thịt. Đồng thời nhập 20 con bò đực giống từ Hoa Kỳ về Trạm Moncada (Sơn Tây, Hà Nội) vào năm 2016 và 2017. Ngoài ra, có một số lượng tinh đông lạnh nhập từ Australia và Hoa Kỳ trong những năm gần đây.

Brahman là giống bò được lai tạo từ 4 giống bò nổi bật của Ấn Độ (Gir, Guzerat, Krishna Valley, Nellore) cho khí hậu nhiệt đới. Có thế mạnh nổi bật như khả năng thích nghi, chống lại côn trùng và dịch bệnh, tiêu thụ thức ăn có chất lượng thấp, sinh sản tốt dưới môi trường khắc nghiệt, tuổi thọ cao và khả năng nuôi con của bò mẹ rất tốt.

Ngoài ra, đây là giống bò có đặc tính riêng biệt như sinh sản và phát triển tốt ở nhiệt độ cao hơn 100°C, miễn dịch đối với các loại ký sinh trùng và nhiều bệnh khác như ruồi, muỗi, ve, bệnh đau mắt đỏ, bệnh nhiễm Anaplasma, sốt ve, etc. Có thể chăn thả và sử dụng thức ăn có hàm lượng thấp. Sống lâu, năng suất thịt cao, ít mỡ nhiều nạc...

MAI CHIẾN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập912
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại752,978
  • Tổng lượt truy cập93,130,642
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây