Học tập đạo đức HCM

Trở thành 'Vua đà điểu' khép kín sau chục năm khởi nghiệp gian nan

Thứ ba - 06/11/2018 20:02
Mặc dù lúc khởi nghiệp, khó khăn chồng chất khó khăn, song bằng tài năng và ý chí kiên cường, anh đã sớm trở thành tỷ phú ở một vùng quê nghèo, được nhiều người nể phục…

Đó là anh Nguyễn Văn Trung (SN 1975, thôn Tam Mỹ, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội). Anh được người dân nơi đây tôn sùng là “vua đà điểu”.

09-04-41_nh_1
Anh Trung bên đàn đà điểu

Theo anh Trung, năm 2007, trong một lần đi phụ hồ, anh tình cờ được “mục sở thị” đàn đà điểu có thân hình vạm vỡ, chân dài, cổ cao, bộ lông đẹp. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp “mê hồn” của loài chim này, anh quyết định bỏ ra một số tiền lớn để mua 50 con về nuôi.

Do chưa hiểu biết nhiều về đặc tính của chúng nên khi nuôi anh gặp không ít khó khăn. Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, anh dần nắm bắt được một số kiến thức cơ bản.

Sau một thời gian, đàn đà điểu đến thời kỳ xuất bán. Tuy nhiên lại bế tắc đầu ra, hai vợ chồng anh mất ăn, mất ngủ nhiều tháng trời. Gần 1 năm sau, gia đình anh mới tiêu thụ được hết đàn.

Với suy nghĩ “bế tắc” ở khâu nào thì “khai thông” khâu đó. Không nản, sang lứa nuôi tiếp theo, anh nâng số lượng con và quyết định xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

Chính sự sáng tạo nhạy bén đó đã giúp anh thành công. Sản phẩm của gia đình anh được nhiều người tiêu dùng biết đến. Từ đó đến nay, anh không còn phải “đau đầu” về đầu ra.

09-04-41_nh_2
Năm 2016, anh Trung vinh dự được nhận giải thưởng “Sao thần nông”

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, anh Trung bộc bạch, gia đình anh luôn duy trì khoảng 400 con đà điểu/lứa/năm. Thời điểm này, đà điểu đã đủ cân để giết mổ bán thịt. Trung bình, mỗi con nặng hơn 90kg.

Theo anh Trung, mỗi năm gia đình anh cung ứng ra thị trường khoảng 90 tấn thịt hơi, khoảng 27 - 30 tấn thịt phi lê. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn ở miền Bắc. Với giá bán dao động từ 260.000 - 270.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả các chi phí, mỗi năm gia đình anh thu lãi hơn 1 tỷ đồng.

“Ngoài bán thịt cho người tiêu dùng, gia đình còn bán da và lông chim đà điểu cho các thương lái để chế biến, làm đồ mỹ nghệ. Da đà điểu được làm ví, thắt lưng..., lông làm len ấm. Hiện, da tươi được bán với giá khoảng 2 triệu đồng/bộ”, anh Trung cho biết thêm.

Nhiều năm trở lại đây, để có nguồn cung đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Trung đã liên kết với các hộ chăn nuôi khác. Anh mua con giống 1 ngày tuổi ở Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về úm khoảng 7 - 10 ngày tuổi thì xuất bán cho các hộ. Sau đó mua lại đà điểu thương phẩm của chính các hộ đó để giết mổ, bán cho người tiêu dùng.

Lấy một nắm cỏ cho chim ăn, anh Trung nói, đây là loài chim đã được thuần hóa từ hoang dã nên rất gần gũi, chăn nuôi không tốn thức ăn, không mất nhiều công chăm sóc.

Ngoài ra, chi phí đầu tư thấp, chất lượng thịt lại thơm ngon, ngọt, mềm và không mùi. Thị trường tiêu thụ ít biến động. Đặc biệt, chim đà điểu có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, người chăn nuôi không phải lo nghĩ về vấn đề này.

Hiện trên cổ mỗi chú chim đà điểu của nhà anh Trung đều được gắn mã số. Theo lý giải của anh Trung, thì việc gắn mã số vào cổ giúp chủ trang trại dễ quản lý, dễ chăm sóc và dễ theo dõi được sự sinh trưởng của từng con.

09-04-41_nh_3
Chim đà điểu được gắn mã số vào cổ để dễ quản lý, chăm sóc

Để giúp người chăn nuôi thành công trong mô hình nuôi đà điểu, anh Trung khuyến cáo, các hộ không nên nhập đàn vào cuối năm mà nên nhập vào đầu năm. Như vậy con giống mới khỏe, tránh được thời tiết lạnh, thời điểm tiêu thụ không bị trái vụ…

Bên cạnh đó, nguồn thức ăn, nước uống cho chim luôn đảm bảo vệ sinh. Khuôn viên nuôi rộng, thoáng, mát (trung bình 12m2/con). Nên chọn vị trí nuôi xa khu dân cư để tránh tiếng ồn, âm thanh lớn. Bởi, đây là loài chim sợ tiếng động lớn.

Anh Trung cho biết thêm, hàng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội vẫn xuống trang trại của gia đình anh để kiểm tra chất lượng thịt cũng như công tác phòng chống dịch bệnh quanh khu vực chuồng.

Nhờ những thành tích trên, anh Trung vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng quý giá như “Sao Thần nông”, nông dân sản xuất giỏi các cấp...

“Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân muốn tiếp cận mô hình này. Với tôi, giúp họ là giúp chính mình”, anh Trung cho hay.

Tác giả bài viết: MAI CHIẾN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Hôm nay27,742
  • Tháng hiện tại206,309
  • Tổng lượt truy cập90,269,702
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây