Học tập đạo đức HCM

Từ “ngân hàng” bò đến “vốn xoay vòng”

Thứ năm - 19/11/2015 10:26
Người khá giá hỗ trợ bò cho người nghèo, người nghèo cùng chung tay góp vốn để phát triển kinh tế. Đó là những cách làm hay đã được các hộ dân Quảng Ngãi áp dụng để tự lực vượt qua khó khăn.

Cụ ông Nguyễn Chí Thành trở thành “ngân hàng” bò của người nghèo Nghĩa Hành

Cho người khác mượn bò “vô thời hạn” để phát triển kinh tế là cách làm đầy sáng tạo mà ông Nguyễn Chí Thành, thôn Hiệp Phổ Tây, xã Hành Trung (Nghĩa Hành) vận dụng để giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn. Ngót nghét chục năm qua, nhờ vào đàn bò của ông Thành, mà 10 hộ gia đình ở Hành Trung, Hành Đức và Hành Tín Tây đã thoát nghèo.
 
Chị Lê Thị Sáu, Thôn Hiệp Phổ Tây, xã Hành Trung xúc động: “Năm 2005, thấy gia đình tôi quá khó khăn, ông Thành đã cho chúng tôi mượn bò để phát triển kinh tế. Từ con bò cái của ông Thành, đến giờ chúng tôi đã nhân rộng được đàn bò 5 con. Tôi nhớ khi bò vừa sinh sản được lứa đầu tiên, tôi liền mang bò mẹ đến trả cho ông Thành. Nhưng ông từ chối và bảo cứ dắt về nuôi đến khi nào bò sinh sản nhiều thì trả cũng không muộn khiến gia đình tôi rất cảm kích”.
 
Không chỉ cho người cùng xã mượn bò, mà ngay cả người dân ở xã lân cận là Hành Đức hay Hành Tín Tây…ông Thành đều sẵn sàng giúp đỡ. Đàn bò ban đầu của nhà ông gồm 7 con bò giờ chỉ còn giữ lại được hai con. Ấy vậy mà chẳng ai như ông Thành, thấy đàn bò vơi mà ông lại mừng. Bởi với ông, bò nhà càng vơi, thì số hộ dân mà ông giúp đỡ được sẽ càng nhiều. “Tôi già rồi, con cái cũng đã lớn. Tôi lại có lương thương binh nên đã đủ sống. Còn các gia đình mà tôi cho mượn bò, gia cảnh họ quá khó khăn lại phải nuôi con ăn học, nên họ cần đàn bò hơn tôi”, ông Thành bộc bạch thêm: “Trong vụ thảm sát tại địa đạo Hiệp Phổ Nam vào năm 1965, tôi là một trong 7 người sống sót. Mình được sống đã là may mắn, nên phải sống cho xứng đáng, chứ không thể chỉ biết sống cho riêng mình”.
 
Ngoài ông Thành, 20 hộ dân ở khu dân cư cũng đã tìm cách Tây Bắc Vạn Tường, thôn An Lộc, xã Bình Trị (Bình Sơn) giúp nhau vượt qua khó khăn bằng cách hùn vốn tương trợ xoay vòng.  Với việc thống nhất đóng góp vào quỹ xoay vòng 400 nghìn đồng mỗi tháng, tháng nào, quỹ xoay vòng của khu dân cư cũng có 8 triệu đồng để giải quyết nhu cầu về vốn cho các hộ gia đình.
 
“400 nghìn đồng mỗi tháng không lớn. Nhưng 20 người góp lại thì có được số tiền gần chục triệu đồng. Số tiền này sẽ dành cho gia đình nào có nhu cầu về vốn mượn không lãi suất. Mỗi tháng sẽ có tối đa hai hộ được mượn”, bà Võ Thị Ninh, thành viên nhóm hùn vốn tương trợ xoay vòng ở khu dân cư Tây Bắc Vạn Tường cho biết.
 
Hình thành đến nay đã 4 năm, thông qua nguồn vốn từ quỹ tương trợ xoay vòng, nhiều gia đình đã có thêm điều kiện để phát triển kinh tế. Chị Võ Thị Hậu chia sẻ: “ Trước đây, khi còn ở xã Bình Đông, tôi sống nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi vì đất vườn rất rộng. Nhưng kể từ khi chuyển đến ở khu tái định cư Tây Bắc Vạn Tường này, đất sản xuất thì ít, mà tuổi vợ chồng tôi cũng đã cao nên không biết làm gì để kiếm sống. Nhưng rồi nhờ tham gia vào quỹ xoay vòng, có được số vốn nho nhỏ, tôi dùng nó để mở tiệm tạp hóa. Rồi cứ tầm tháng 11 âm lịch, là tôi lại xin chị em nhường cho tôi mượn vốn để mua hàng hóa trữ bán Tết.”
 
Góp đồng vốn nhỏ, thành nguồn vốn lớn đã mang lại hiệu quả thiết thực trong nâng cao đời sống, giải quyết khó khăn cho các hộ dân Tây Bắc Vạn Tường. Đây cũng là một trong những “điểm sáng” trong thực hiện mô hình góp vốn xoay vòng của huyện Bình Sơn. Việc góp vốn xoay vòng đã tạo được nguồn vốn 100 triệu đồng mỗi năm cho các hộ gia đình mượn không lãi suất, ổn định kinh tế”.
Theo Hội Nông dân

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm256
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,080
  • Tổng lượt truy cập85,139,116
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây