Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú trên vùng gò đồi hoang hóa

Thứ năm - 30/08/2018 20:48
Trải qua nhiều khó khăn, thất bại, anh Cáp Quốc Hà (sinh năm 1973), thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã mở ra hướng đi riêng cho gia đình với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Từ hai bàn tay trắng anh đã nỗ lực, sản xuất trở thành tỷ phú trên mảnh đất đồi hoang hóa, sỏi đá bạc màu. Với những hiệu quả mà mô hình tiêu sạch ứng dụng công nghệ cao và phát triển rừng mang lại, anh đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn là "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2018.
Tỷ phú trên vùng gò đồi hoang hóa
Trải qua nhiều khó khăn, thất bại, đi lên từ hai bàn tay trắng, anh Cáp Quốc Hà đã mở ra hướng đi riêng cho gia đình bằng mô hình kinh tế hiệu quả từ trồng tiêu sạch công nghệ cao và phát triển rừng với lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng/năm. Anh Hà đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn là nông dân xuất sắc của tỉnh Quảng Trị năm 2018. Ảnh: Thanh Thủy-TTXVN

Khát vọng làm giàu từ hai bàn tay trắng 

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Kiên Giang, đến năm 1992 anh Hà theo gia đình về thôn Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng để lập nghiệp. Với mong muốn vươn lên phát triển kinh tế, năm 1993 khi chính quyền có chủ trương cấp đất trồng rừng, gia đình anh đã xung phong đi khai hoang tại đồi Bướm Bạc, xã Hải Chánh. 

Nhớ về những ngày đầu mới lên đây, anh Hà tâm sự: Ngày ấy, cuộc sống vất vả vô cùng, điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình tôi sống biệt lập ở trên này để trồng rừng. Không có tài sản thế chấp vay vốn phát triển nên không có tiền thuê nhân công, mọi việc đều tự tay mình làm, từ việc ươm giống, phát cây, đốt thực bì, trồng cây… Ban đầu, tôi trồng bạch đàn rồi các loại cây ăn quả nhưng đều không mang lại hiệu quả cao. Cứ cầm cự như vậy cho đến năm 2000, gia đình tôi thu hoạch được 25ha bạch đàn đầu tiên bán được 35 triệu đồng. Nhận thấy sản lượng không cao, tôi lại chặt bạch đàn để trồng keo tai tượng, đến năm 2005 tôi không trồng mới keo tai tượng nữa mà chuyển sang trồng cây keo ghép. Thời gian này đối với gia đình tôi rất khó khăn và vất vả khi trồng rừng không mang lại hiệu quả kinh tế, thêm vào đó là nợ nần, khiến khó khăn chồng chất khó khăn. Thế nhưng lúc ấy tôi nghĩ, nếu mình bỏ cuộc chắc chắn sẽ thất bại nhưng cố gắng nỗ lực sẽ có ngày thành công nên tôi quyết tâm bám trụ đến cùng… 

Đến năm 2007, sau khi khai thác 30ha rừng với giá 500 triệu đồng, anh Hà dùng số tiền này để trả nợ đồng thời mạnh dạn đầu tư trồng mới ở diện tích mới thu hoạch bằng loại giống keo lai cấy mô. Qua quá trình trồng, anh nhận thấy loại cây này phát triển phù hợp nên đã tiến hành mở rộng dần hết số diện tích còn lại. Sau nhiều khó khăn và thất bại, cuối cùng anh cũng thành công khi loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Hiện nay, anh Hà đã có trong tay hơn 200ha rừng trồng keo. Diện tích rừng trồng lớn, có giá trị kinh tế cao ở nhiều độ tuổi khác nhau nên trung bình mỗi năm gia đình anh khai thác từ 15-30ha rừng để tái đầu tư trồng mới lại. Dẫn chúng tôi lên trang trại của mình cách trung tâm xã hơn 10km, đập vào mắt là những đồi keo xanh bạt ngàn trải dài tít tắp nối đuôi nhau đã chứng minh cho sự thành công của một người nông dân khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Điều đó đã chứng minh rằng chỉ cần có nỗ lực và quyết tâm thì thành công sẽ đến... 

Mở ra hướng đi mới cho người dân vùng khó 

Vào năm 2015, với suy nghĩ luôn thay đổi không ngừng để tiến lên, anh Cáp Quốc Hà đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình trồng tiêu sạch công nghệ cao với 700 gốc ở vùng đồi Bướm Bạc, xã Hải Chánh. Bước đầu trồng thấy hiệu quả, anh mở rộng thêm và đến nay đã phát triển lên 2 trang trại có diện tích 1,5ha gồm 2.000 gốc với tổng mức đầu tư 2,6 tỷ đồng. 

Anh Hà cho biết, anh đã lựa chọn giống tiêu Sri Lanka nhập ngoại có năng suất cao lại phù hợp với thời tiết và thổ nhưỡng của miền Trung. Bên cạnh đó, anh ứng dụng công nghệ vào trồng trọt như đầu tư hệ thống tưới phun sương tự động, giàn lưới che nắng, cột xi măng, giàn dây chằng chống bão… Để hạn chế tình trạng tiêu chết do mưa kéo dài, khác với phương pháp trồng truyền thống của người dân Quảng Trị là đào hố, anh trồng tiêu bằng cách đánh lên vồng và trồng bậc thang để thoát nước. Điều đặc biệt của mô hình tiêu này chính là trồng và chăm bón theo mô hình tiêu sạch. Từ quá trình xử lý, cải tạo đất cho đến sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học để thay thế các loại thuốc hóa học… Đến nay, mô hình trồng tiêu sạch đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, trung bình 1 gốc tiêu cho năng suất từ 8-10kg, mỗi buồng tiêu dài 20cm, hạt dày không có răng cưa, chỉ một năm sau khi trồng là có thể thu hoạch được. 

Dẫn chúng tôi tham quan vườn tiêu, ông Hoàng Hữu Quyết, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Chánh tâm đắc nói: “Anh Cáp Quốc Hà là một gương điển hình nông dân sản xuất giỏi dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đặc biệt, với mô hình trồng tiêu sạch ứng dụng công nghệ cao của anh là một mô hình điểm không chỉ của xã mà còn của huyện và tỉnh. Việc trồng thành công giống tiêu Sri Lanka bằng phương pháp sạch không sử dụng thuốc hóa học nhưng lại cho sản lượng cao đã mang đến cho người nông dân một hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, Hội cũng sẽ tổ chức các lớp tập huấn cho hội viên trong xã cũng như mở rộng mô hình ra các hộ nông dân khác…”. 

Hiện nay, với tư duy hướng về an toàn của người tiêu dùng nên sản phẩm tiêu sạch của anh Hà được bán với giá 120.000 đồng/kg. Anh Hà đang làm thủ tục để gấp rút hoàn thành quy trình đăng ký thành công thương hiệu cho sản phẩm tiêu sạch của mình. Với những mô hình của mình, anh Hà đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 20 lao động và 60 lao động thời vụ với mức thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng. Tính tổng thu nhập của gia đình từ các mô hình kinh tế mang lại mỗi năm anh thu lại lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng/năm. Từ đó, gia đình anh có thêm điều kiện để xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm ô tô, đầu tư máy móc sản xuất, nuôi dạy con cái học hành… Với những thành tích trong phong trào Nông dân thi đua sản xuất giỏi, anh cũng đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các sở, ban, ngành và đặc biệt  được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vào năm 2017. 

Ông Hồ Đình Thái, Chủ tịch UBND xã Hải Chánh nhận xét: Anh Cáp Quốc Hà là một nông dân điển hình làm ăn kinh tế giỏi của địa phương. Không chỉ phát triển kinh tế giỏi, anh còn là một người tích cực tham gia, đóng góp cho các phong trào, hoạt động của xã; đặc biệt là xây dựng nông thôn mới. Mô hình tiêu sạch được huyện và tỉnh đánh giá rất cao cũng như chủ trương nhân rộng ra trên địa bàn toàn tỉnh.

Thanh Thủy/ Thanh tra

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập99
  • Hôm nay23,700
  • Tháng hiện tại291,323
  • Tổng lượt truy cập92,668,987
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây