Học tập đạo đức HCM

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp: Dư địa phát triển còn lớn

Thứ năm - 26/10/2017 04:38
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp DN cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, đem lại giá trị gia tăng cao.
Đó là khẳng định của Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư -Thương mại - Du lịch Hà Nội (HPA) Nguyễn Gia Phương tại tọa đàm “Xúc tiến phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tại Hà Nội” do HPA tổ chức ngày 25/10.
Những bước đi đầu
Thông tin từ HPA cho thấy, mặc dù ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp là hướng đi mới nhưng Hà Nội đã hình thành 119ha rau canh tác trong nhà lưới, 15ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; 110ha hoa, 924,5ha sản xuất cây ăn quả, 306,5ha diện tích sản xuất chè ứng dụng CNC. 30% số trại chăn nuôi lợn, gà sử dụng hệ thống chuồng kín... Qua đó giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC toàn TP Hà Nội đạt 25%, trong đó, với lúa, ngô, rau, hoa, cây ăn quả, chè đạt tỷ lệ 17,9%, trong chăn nuôi đạt 33,5% và thủy sản 13%.
Đại diện Công ty CP Đầu tư phát triển CNC Toàn Cầu cho biết, mặc dù mô hình nông nghiệp CNC của DN chỉ có diện tích 3,4ha nhưng vốn đầu tư lên tới hơn 200 tỷ đồng. Hiện, DN đang sản xuất hơn 50 loại hoa các loại, chủ yếu là lan hồ điệp và cattleya, với giá trung bình 250.000 đồng/cây. Chủ nhiệm HTX Đan Hoài - Flora Việt Nam Bùi Hường Bích cũng cho biết, mặc dù diện tích sản xuất của đơn vị chỉ có 10.000m2 nhà lưới CNC nhưng sau 10 năm đưa CNC vào sản xuất, sản phẩm hoa của đơn vị đã chiếm lĩnh 30% thị trường hoa lan hồ điệp toàn miền Bắc.
Ứng dụng CNC không chỉ được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp mà đã phát triển tới ngành chăn nuôi. Vừa qua, Công ty CP Giống gia súc Hà Nội đã đưa Trung tâm Sản xuất tinh bò chất lượng cao vào hoạt động. “Dự án không chỉ nghiên cứu, cung cấp con bò giống chất lượng cho người chăn nuôi Hà Nội mà hướng tới sẽ trở thành trung tâm cung ứng giống cho cả nước” - Giám đốc công ty Bùi Đại Phong khẳng định.
Hỗ trợ DN áp dụng công nghệ cao
Việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp bước đầu gặt hái thành công, nhưng dư địa để phát triển còn rất lớn và kết quả ứng dụng CNC trong nông nghiệp tại Hà Nội vẫn còn khiêm tốn. Đến nay, TP chưa có các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. “TP Hà Nội mới chỉ có gần 1.500ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp lên đến 150.000ha, trong đó đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, có hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thủy lợi khá đồng bộ” - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại nêu rõ.
Nhằm đẩy mạnh đưa ứng dụng CNC vào sản xuất, qua đó sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn và có sức cạnh tranh cao, TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC chiếm 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, TP Hà Nội tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất ứng dụng CNC trong các lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm… Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND của HĐND TP về một số chính sách thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC TP Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 cũng nêu rõ: Hỗ trợ 100% chi phí quản lý, lãi suất vay ngân hàng cho một dự án ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp với mức vay vốn lên đến 50 tỷ đồng/dự án. Đồng thời, hỗ trợ thêm 30% chi phí hạng mục đầu tư thiết bị công nghệ mới vào sản xuất nuôi trồng, sơ chế bảo quản nông, thủy sản.
Giám đốc HPA Nguyễn Gia Phương nêu rõ: Trong thời gian tới, HPA đẩy mạnh phối hợp với Sở NN&PTNT thông tin những chính sách mới về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng CNC. Tuy nhiên, để thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng CNC, hướng đến thị trường quốc tế, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước cần có sự chung tay của DN và người nông dân.

Theo Lê Nam/ Kinh tế đô thị

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập475
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại845,996
  • Tổng lượt truy cập92,019,725
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây