Học tập đạo đức HCM

Vào rừng xem ốc len bò đen trên cây, bắt mỏi tay kiếm bạc triệu

Thứ hai - 19/03/2018 10:23
Hơn chục năm nay, từ cánh rừng giao khoán chăm sóc và bảo vệ, người dân nghèo biết tận dụng để nuôi ốc len. Từ những khó khăn ban đầu, nuôi ốc len đã trở thành nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình.

Để một lần tận mắt nhìn thấy những con ốc len được nuôi như thế nào, chúng tôi quyết định vào rừng tại ấp Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (tỉnh Cà Mau), nơi có tổ hợp tác nuôi ốc len từ rất lâu.

 vao rung xem oc len bo den tren cay, bat moi tay kiem bac trieu hinh anh 1

Bà Tạ Kim Hiền thu hoạch ốc len.

Đi sâu vào rừng, thật xa mới có 1 ngôi nhà vì những hộ được nhận giao khoán rừng ở đây đa số đều có từ 2-3 ha. Nhiều hộ cho biết, lợi nhuận từ việc nuôi ốc len tuy có nhưng còn tuỳ thuộc nhiều vào đồng vốn. Năm nào có vốn thả nhiều mà trúng giống tốt thì có lãi nhiều.

Những hộ nhận giao khoán rừng đa số là hộ nghèo. Có gia đình đã sống nơi đây trên 10 năm và không có ý định đến nơi khác, đơn giản vì cánh rừng ngập mặn này chính là nơi tạo ra sinh kế, giúp họ có thêm thu nhập.

 vao rung xem oc len bo den tren cay, bat moi tay kiem bac trieu hinh anh 2

Những con ốc len bò đen trên các thân cây trong rừng. Ảnh: I.T

Lúc nước ròng, con lạch nhỏ xíu nhô lên, phải nhìn thật kỹ mới thấy được con ốc nhỏ nằm dưới bãi sình. Anh Trần Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn, người đồng hành cùng chúng tôi, có vẻ am hiểu tận tường cái “nết” của loài ốc len nên giải thích: “Muốn thấy được ốc nhiều phải vào ngay con nước lớn, ốc bò lên cây, nước ròng ốc lại bò xuống sình để tìm thức ăn, không quen mắt rất khó nhận ra”.

Đến cánh rừng đầu tiên trong tổ hợp tác, bà Tạ Kim Hiền và ông Nguyễn Văn Thống (Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ốc len) chuẩn bị xong đồ nghề để bắt đầu chuyến đi. Hai người nông dân nhanh nhẹn phóng một cái là qua được mé bờ bên kia. Hơn chục năm sống trong rừng và nuôi ốc len nên bà Hiền và ông Thống đi rừng thật điêu luyện. vao rung xem oc len bo den tren cay, bat moi tay kiem bac trieu hinh anh 3

Những người nuôi ốc len ở Cà Mau vừa được mùa, vừa trúng giá. Ảnh: I.T

Một tay cầm thùng, một tay bắt ốc, bà Hiền thông tin: “Vụ Tết vừa rồi được xem là một năm phấn khởi của bà con nuôi ốc len khi được mùa mà không mất giá. Có lúc giá ốc lên đến hơn 100.000 đồng/kg. Còn lúc thường chỉ cần từ 60.000-80.000 là đã có lời”.

Riêng bãi ốc của Ông Thống do mới thu hoạch vào dịp Tết nên còn lại chủ yếu là ốc nhỏ.. Ông Thống dẫn chúng tôi đến bãi ốc có nhiều ốc len con, rồi giải thích: “Ốc len cũng giống như sò huyết, vọp…, nếu bắt một lần thì không bao giờ hết, chịu khó bắt đi bắt lại mấy lần. Thời điểm thích hợp để thả ốc chính là từ cuối tháng 3 đến tháng 5. Sau khi thả khoảng 6-7 tháng là có thể thu hoạch”.

 vao rung xem oc len bo den tren cay, bat moi tay kiem bac trieu hinh anh 4

Người dân thu hoạch ốc len. Ảnh: I.T

Ở lâu trong rừng, sống dựa vào thiên nhiên nên con người ngày càng gần gũi với chúng hơn, đặc biệt là loài ốc len. Chỉ cần nhìn con ốc trèo lên gốc cây cao hay thấp là người dân ở đây biết được hôm đó nước sẽ lên như thế nào mà biết đường tính toán dọn dẹp nhà cửa, tránh bị ngập. Quanh quẩn hơn 30 phút trong rừng mắm để tìm ốc, thu hoạch của bà Hiền và ông Thống cũng gọi là khấm khá.

 vao rung xem oc len bo den tren cay, bat moi tay kiem bac trieu hinh anh 5

Theo ông Hai Sơn ở xã Phú Mỹ, huyện Cái Nước, đặc sản ốc len sống trên bùn, theo con nước hằng ngày mà đeo bám theo những thân cây, phát triển tự nhiên, không phải bổ sung thức ăn, chỉ quản lý. Ảnh: I.T

"Hiện nay, giá trị thương phẩm của ốc len được nâng lên rất nhiều nên lợi nhuận ngày càng tăng", ông Thống cho hay.

Giữa năm 2017 vừa rồi, mô hình nuôi ốc len được cán bộ nông nghiệp địa phương đưa lên tỉnh họp bàn để hỗ trợ nông dân sản xuất với tổng số vốn 200 triệu đồng. Vậy là niềm hy vọng lại đến với nông dân nghèo. Không bao lâu nữa cánh rừng này được tận dụng nhiều hơn, nuôi ốc len được nhân rộng, đi đôi với đó là lợi nhuận thu về cho bà con càng cao.

 
Theo Kim Chi (Báo Cà Mau)/ Dân Việt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm114
  • Hôm nay25,227
  • Tháng hiện tại292,850
  • Tổng lượt truy cập92,670,514
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây