Ông Phạm Văn Hai, ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những hộ đã nhiều năm nuôi cá mú đen trong ao đất, sử dụng con giống đánh bắt tự nhiên theo phương pháp truyền thống, dùng cá tạp làm thức ăn trong suốt chu kỳ nuôi. Với quy trình này, môi trường ao nuôi thường hay bị ô nhiễm do lượng thức ăn dư thừa phân hủy; Nguồn thức ăn không chủ động, giá cá tạp tăng cao mỗi khi vào vụ nuôi chính, thậm chí về mùa mưa bão lượng cá tạp hầu như không có; Mặt khác con giống cá mú đen đánh bắt từ thiên nhiên không chủ động, không rõ nguồn gốc, kích thước không đồng đều, cá nuôi với thời gian dài từ 12-24 tháng.
Sau khi được Trạm Khuyến nông Long Điền - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mời tham gia lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi cá mú lai sử dụng thức ăn công nghiệp, phổ biến các tiêu chí chọn điểm làm mô hình trình diễn như điều kiện vùng nuôi, diện tích mặt nước ao phù hợp, cũng như nguồn kinh phí đầu tư đối ứng; Ông Hai nhận thấy hệ thống ao nuôi của gia đình đủ tiêu chuẩn để nuôi cá mú lai. Ông đã mạnh dạn đăng ký xin xây dựng mô hình nuôi cá mú lai sử dụng thức ăn công nghiệp do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện với nguồn vốn đối ứng 50% chi phí mua con giống và 70% chi phí mua thức ăn, thuốc phòng trị bệnh.
Mô hình được triển khai với quy mô diện tích mặt nước 2000 m2. Cá giống thả nuôi là con giống cá mú lai được mua tại những cơ sở sản xuất có uy tín, kích thước 8-10cm, phản ứng nhanh với tác động bên ngoài, màu sắc tươi sáng… Mật độ thả nuôi 1 con/m2, sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Sau hơn 4 tháng thả nuôi cá phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước đồng đều, trọng lượng trung bình khoảng 3 con/kg.
Anh Trần Quang Phong đã có nhiều năm nuôi các đối tượng thủy sản như tôm kẹt, cua, cá chim vây vàng, cá mú đen… khi tham quan mô hình nuôi cá mú lai sử dụng thức ăn công nghiệp so sánh, nếu cùng thời gian nuôi thì con cá mú lai phát triển nhanh hơn, kích thước cũng đều hơn, môi trường ao nuôi trong sạch hơn.
Theo đánh giá của anh Võ Xuân Hậu, cán bộ chỉ đạo mô hình, cá mú là đốí tượng có giá trị kinh tế, cá thương phẩm bán trên thị trường cao hơn so với các đối tượng thủy sản khác. So với cá mú đen thì nuôi cá mú lai người nuôi có thể chủ động trong việc chọn con giống, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, thời gian nuôi ngắn hơn 1-2 tháng. Sau khoảng 10 tháng nuôi cá có thể đạt kích cỡ thương phẩm 1 kg/con. Tỷ lệ sống có thể đạt từ 60-80%. So với sử dụng cá tạp để nuôi, dùng thức ăn công nghiệp hạn chế được mầm bệnh lây nhiễm, số lượng thức ăn luôn được kiểm soát và điều chỉnh phù hợp cũng như đảm bảo ổn định về mặt dinh dưỡng.
Với những kết quả bước đầu có thể cho thấy mô hình nuôi cá mú lai (trân châu) là đối tượng mới nhưng thích nghi và phát triển rất tốt, phù hợp với thổ nhưỡng của vùng nuôi An Ngãi, phù hợp với tiềm năng và sự phát triển của địa phương, tăng năng suất, ổn định, bền vững lâu dài cho vùng nuôi thủy sản.
Trọng Hoàng/khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã