Hiện, anh Giảo đang trồng khoai mài với diện tích 6 sào đất.
Theo anh Giảo, năm 2014, trong một lần đi rừng, anh mang 200 dây khoai mài mọc hoang về thuần hóa.
Với ý định trồng thử, anh Giảo dọn mảnh đất vườn 400m2 rồi trồng khoai mài. Theo đó, dây khoai mài phát triển tốt, nhưng củ khoai mài bị còi hoặc bị sùng ăn. Thấy vậy, anh Giảo cải tạo đất trồng bằng cách trộn một phần đất bùn và phân hữu cơ. Nhờ vậy, khi thu hoạch khoai mài đem lại năng suất khá cao.
Theo anh Giảo, khoai mài là loại cây thích hợp với vùng đất cát khô cằn. Do đó, rất khó thuần hóa để trồng.
Phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu đặc tính sinh trưởng của khoai mài, hao hụt nhiều cây giống khoai mài mang từ rừng về, anh Giảo mới thuần hóa thành công cây khoai mài.
"Nhìn chung phải có kinh nghiệm và kỹ thuật nhiều mới thuần hóa thành công cây khoai mài. Tuy nhiên, nếu đã có vốn, kinh nghiệm thì trồng khoai mài khá dễ", anh Giảo nhận xét.
Theo đó, vào tháng 4 hoặc đầu tháng 5, nông dân bắt đầu trồng khoai mài. Sau khoảng 7 tháng trồng, nông dân thu hoạch khoai mài.
Nông dân có thể trồng 2.000 – 2.500 gốc khoai mài/sào đất.
Nếu trồng đạt năng suất, nông dân có thể thu 3 – 5kg mỗi gốc khoai mài, khoảng 7 – 8 tấn/sào.
Với giá thị trường hiện nay mỗi sào đất trồng khoai mài, nông dân lời hơn 100 triệu đồng.
"Cái hay của việc trồng khoai mài là nông dân chỉ bỏ vốn trồng một lần. Sau đó, nông dân cứ thế thu hoạch củ khoai mài những vụ tiếp theo", anh Giảo thổ lộ.
Để làm điều này, theo ông Giảo, khi thu hoạch khoai mài, nông dân để lại dưới đất một đoạn củ khoảng 5cm.
Khi thấy vườn khoai mài khô khốc bởi nắng, nông dân đốt vườn đi, rồi tưới nước để đoạn củ khoai mài ủ dưới đất phát triển cho vụ sau.
Theo ông Châu Văn Trung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hội, hiện anh Giảo là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.
Nhờ am hiểu tường tận kỹ thuật trồng khoai mài, nên anh Giảo sẵn lòng hướng dẫn nông dân muốn trồng khoai mài.
"Nếu cần trồng khoai mài, nông dân mua giống khoai, tôi hướng dẫn trồng. Hoặc, tôi ươm sẵn giống cho rồi chỉ cách thức về trồng khoai mài", anh Giảo bộc bạch.
Hiện, xã Phước Hội có hơn 40 hộ trồng khoai mài với diện tích khoảng 5ha.
Hội Nông dân xã đã vận động nông dân trồng khoai mài thành lập tổ hợp tác. Địa phương cũng đã xây dựng xong thương hiệu khoai mài Phước Hội.
Theo ông Trần Văn Mãng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khoai mài là một đặc sản của tỉnh. "Hiện thu hoạch không đủ sản lượng khoai mài bán cho người tiêu thụ", ông Mãng cho biết.
Ông Trung cho biết, đang có 2 công ty bao tiêu sản phẩm khoai mài cho nông dân với giá 17.000 – 20.000 đồng/kg.
Ngay đầu vụ trồng khoai mài, thương lái và công ty thu mua đã đến đặt cọc với bà con. Theo một số nông dân trồng khoai mài, thương lái thu mua 25.000 – 30.000 đồng/kg khoai mài.
Khoai mài chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, như: Cháo củ mài, canh củ mài hầm xương…
Với Đông y, củ khoai mài là dược liệu quý, có tác dụng tốt, như: Chống lão hóa, trị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể…
Theo Trần Đáng
https://danviet.vn/ba-ria-vung-tau-trong-loai-khoai-nay-mot-lan-roi-dao-cu-ban-mai-anh-nong-dan-loi-120-trieu-dong-sao-20210615204418555.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã