Học tập đạo đức HCM

Bí thư chi bộ đi đầu trong phát triển mô hình kinh tế

Thứ ba - 01/06/2021 04:12
Gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, đi đầu trong các phong trào thi đua, nhất là chuyển đổi mô hình kinh tế và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các hộ dân trong thôn cùng vươn lên làm giàu, đó là anh Trần Nam Giang - bí thư chi bộ thôn 10, xã Sơn Trường. Anh Giang cũng là người đầu tiên ở huyện miền núi Hương Sơn có mô hình chăn nuôi lợn rừng qui mô lớn nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1 10

Toàn cảnh trang trại chăn nuôi của gia đình anh Trần Nam Giang

2 3

Một góc trại chăn nuôi Lợn của gia đình anh Giang

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường, nhận thấy chăn nuôi Lợn rừng phù hợp với điều kiện đất đai, nguồn thức ăn phong phú, năm 2014, anh Trần Nam Giang đã mua 2 cặp lợn rừng giống về chăn nuôi. Ban đầu chưa có nhiều kinh nghiệm nên đàn lợn phát triển chậm, gia đình chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. Sau 2 năm học hỏi, nghiên cứu và có thêm nhiều kiến thức, anh quyết tâm đầu tư mở rộng mô hình lên trên 100 con.

Với việc áp dụng kỹ thuật vào thực tế, mô hình chăn nuôi Lợn rừng của gia đình anh ngày càng phát triển, thu nhập năm sau, cao hơn năm trước. Không những thế, với sự kiên trì tìm hiểu về đặc điểm của vật nuôi, anh đã thành công trong việc nhân giống, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc. Trong đó, anh đặc biệt chú ý phòng bệnh đường ruột cho đàn Lợn bằng cách trồng các giống cây thảo dược trong vườn và cho Lợn ăn hàng ngày. Anh Giang chia sẻ: " Chăn nuôi lợn rừng phải đảm bảo yêu cầu bán chăn thả trong môi trường tự nhiên vì vậy yếu tố đầu tiên là phải có diện tích đất đai khá lớn để chăn nuôi. Cùng với đó, môi trường chăn nuôi phải sạch sẽ, thông thoáng, thức ăn chủ yếu là rau, củ quả đảm bảo an toàn. Đặc biệt chú ý phòng bệnh cho đàn lợn vì khi lợn rừng bị bệnh việc chữa trị khá khó khăn, nên chủ yếu phòng là chính, nhất là bệnh liên quan đến tiêu hóa. Tại trang trại của tôi, ngoài việc trồng các loại rau, củ, quả, tôi còn trồng thêm một số loại cây thảo dược để trộn làm thức ăn phòng bệnh cho đàn lợn "

3 1

Hệ thống chuồng trại được xây dựng trên vườn đồi

Hiện tại, với diện tích gần 3ha, trang trại của anh có trên 200 con lợn rừng, trong đó có 19 lợn nái. Bình quân mỗi năm đàn lợn nái sinh sản trên 300 lợn con. Lợn thương phẩm được anh nuôi trong vòng 1 năm mới xuất chuồng với trọng lượng mỗi con từ 30 - 40 kg, được bán với giá hơi 160 ngàn đồng/kg, lợn giống được bán với giá 200 ngàn đồng/kg. Bình quân mỗi năm anh thu về gần 500 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, anh đang tiếp tục tái đầu tư phát triển mô hình với việc xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi, xử lý nước thải, hàng rào bao quanh vườn đồi để mở rộng diện tích chăn thả lợn trong môi trường tự nhiên. Đồng thời, cải tạo vườn để trồng các loại cây, củ, quả làm thức ăn cho đàn lợn.

4 1

Đàn lợn giống 50 ngày tuổi đã có thể xuất chuồng

5 1

Được nuôi bán chăn thả trong môi trường tự nhiên tạo điều kiện cho đàn Lợn phát triển tốt

Anh cũng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp giống cho nhiều hộ gia đình để họ phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng; Đồng thời, đứng ra thành lập THT với 7 thành viên liên kết, hỗ trợ nhau chăn nuôi để tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP. Anh Trần Văn Niềm - một thành viên trong THT chia sẻ: " Khi tham gia THT chăn nuôi lợn rừng chúng tôi thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, hỗ trợ nhau trong công tác phòng bệnh; Bên cạnh đó, nguồn giống cũng được các thành viên trong tổ cung cấp đầy đủ, đầu ra cho sản phẩm cũng đảm bảo ổn định "

Đây là mô hình chăn nuôi lợn rừng đầu tiên của xã Sơn Trường và có quy mô lớn nhất của huyện Hương Sơn được nhiều người trong và ngoài huyện đến tìm hiểu. Anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ người có cùng ý tưởng và mong muốn phát triển kinh tế từ chăn nuôi Lợn rừng.

6 1

Chăm sóc đàn vật nuôi là công việc được anh Giang tranh thủ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối

7 1

Thức ăn chủ yếu của lợn rừng là các loại rau, củ, quả tự nhiên

8 1

Các thành viên THT chăn nuôi lợn rừng đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại đảm bảo yêu cầu chăn nuôi và vệ sinh môi trường

Không chỉ là một cán bộ thôn gương mẫu, đưa phong trào của thôn 10 phát triển đi lên, xây dựng KDC NTM kiểu mẫu, anh Trần Nam Giang còn là tấm gương nỗ lực vượt khó vươn lên trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. Ông Lê Đức Thuận - Chủ tịch UBND xã Sơn Trường đánh giá: " Bí thư chi bộ Trần Nam Giang là một người gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua của địa phương, là người "miệng nói, tay làm" được nhân dân tín nhiệm cao. Đồng chí không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn hỗ trợ rất nhiều hộ gia đình trong và ngoài thôn phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi lợn rừng. Chúng tôi cũng đang khuyến khích và hỗ trợ THT chăn nuôi lợn của đồng chí Giang tham gia thành công xây dựng sản phẩm OCOP "

9 1

Anh Giang tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình và xây dựng hệ thống đường đi quanh trang trại

Hiện tại, anh Giang đang tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình và xây dựng hệ thống nhà sơ chế, mua sắm máy móc để hoàn thành các hạng mục xây dựng trong quá trình thực hiện sản phẩm OCOP; Đồng thời, anh liên kết với các hộ trong THT và nhiều hộ chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn huyện để đảm bảo cung ứng nguyên liệu đầu vào trong sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP./.

Hương Hà/http://huongson.hatinh.gov.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Hôm nay43,411
  • Tháng hiện tại1,247,847
  • Tổng lượt truy cập88,602,917
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây