Học tập đạo đức HCM

Quảng Trị : Hiệu quả nuôi tôm thẻ nhiều giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học

Thứ ba - 01/06/2021 06:12
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị, để thực hiện nuôi tôm một cách có hiệu quả và mang tính bền vững thì cần phải từng bước đổi mới theo hướng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quy trình nuôi theo hướng sử dụng chế phẩm vi sinh như nuôi tôm 2 giai đoạn theo công nghệ Biofloc; nuôi theo quy trình sử dụng chế phẩm sinh học hạn chế sử dụng kháng sinh; nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP, chủ yếu sử dụng vi sinh để kiểm soát môi trường, dịch bệnh, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất nhằm nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước hình thành liên kết chuỗi giá trị và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với những định hướng trên trong một vài năm trở lại đây, tỉnh Quảng Trị đã tích cực chuyển đổi áp dụng nhiều mô hình mới mang tính bền vững như mô hình nuôi theo công nghệ Biofloc; mô hình nuôi hai giai đoạn sử dụng CPSH; Mô hình nuôi tôm VietGAP, mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn, và trong năm 2020 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cũng đã triển khai một số dự án như nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm, nuôi thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc...

Các mô hình đều được áp dụng quy trình nuôi 2, 3 giai đoạn ít thay nước, sử dụng CPSH để kiểm soát môi trường trong ao nuôi.

Ở giai đoạn ương (20 - 30 ngày) được áp dụng theo công nghệ Biofloc (tức là sử dụng mật độ vi sinh dày hơn so với quy trình thông thường; dùng chất thải từ tôm, thức ăn dư thừa, vật chất lơ lửng trong ao dưới tác dụng vi sinh vật dị dưỡng kết dính lại thành những hạt Biofloc lơ lửng trong ao, tất nhiên ngoài lượng vi sinh thì phải bổ sung thêm lượng dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo lượng Biofloc trong ao. Biofloc này nó giải quyết được 2 vấn đề quan trọng trong ao nuôi đó là vấn đề về môi trường và làm thức ăn cho tôm). Trong giai đoạn ương 20 - 30 ngày dùng vi sinh để kiểm soát môi trường, hạn chế tối đa việc thay nước. Do đó hạn chế được vấn đề lây lan dịch bệnh, an toàn môi trường và đảm bảo được sức khỏe của tôm trong giai đoạn đầu.

So với nuôi theo quy trình truyền thống (1 giai đoạn) thì vấn đề mà chúng ta thường gặp phải là về áp lực môi trường, nhất là vấn đề nền đáy, chất thải và khí độc trong ao nuôi. Chính vì thế áp lực cho việc quản lý môi trường là rất cao, chất lượng nước ngày một xấu đi do các hoạt động của tôm nuôi (thường trên 60 ngày thì các khí độc ở đáy ao phát sinh lớn ảnh hưởng đến chất lượng nước, sức khỏe tôm nuôi). Còn đối với quy trình nuôi 2 giai đoạn, 3 giai đoạn thì tôm được chuyển sang ao nuôi mới, thời gian lưu giữ nước không quá lâu ngày, khí độc phát sinh không lớn lắm và nếu quản lý tốt thì có thể nói nước nuôi tôm cho các giai đoạn được xem như nước mới. Chính vì thế, nuôi tôm thâm canh 2, 3 giai đoạn đã giải quyết được vấn đề giữ môi trường nước luôn tốt cho tôm nuôi.

Qua những năm triển khai, cũng như kết quả đạt được sau những vụ nuôi cho thấy, xu hướng nuôi theo quy trình 2 giai đoạn, 3 giai đoạn sử dụng Chế phẩm sinh học là cần thiết và đã mang lại được những hiệu quả thiết thực về mặt kinh tế cũng như xã hội.

Trong giai đoạn ương có diện tích nhỏ nên dễ quản lý, giảm chi phí giai đoạn 1 tháng tuổi. Con giống đạt kích cỡ lớn trước khi thả nuôi, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi. Giảm công lao động trong giai đoạn 1 tháng tuổi.

Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR từ 1,2 - 1,3 thấp hơn so với những hộ nuôi xung quanh từ 1,4 - 1,6.

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi hai giai đoạn rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn ương: Lượng thức ăn giảm 1/2 - 1/3 so với cách nuôi truyền thống; sử dụng chế phẩm vi sinh, khoáng giảm 1/2 so với ao nuôi một giai đoạn so diện tích 2.000 - 3.000 m2; công quản lý, chăm sóc giảm, tiết kiệm được thời gian cho ăn, xử lý các loại thuốc, hóa chất; tiết kiệm được lượng điện tiêu thụ, tỷ lệ sống cao.

Mô hình nuôi tôm áp dụng theo quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh, bắt buộc phải có ao lắng, ao xử lý do đó nguồn nước được kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu. Không sử dụng hóa chất, kháng sinh, hạn chế thay nước nên ít ảnh hưởng đến môi trường, an toàn dịch bệnh.

Từ những kết quả đạt được và hiệu quả mang lại từ mô hình nuôi tôm theo hướng sử dụng vi sinh đem lại cho người nuôi lợi nhuận và bền vững./

T.Hiền/https://www.mard.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm127
  • Hôm nay43,411
  • Tháng hiện tại1,251,451
  • Tổng lượt truy cập88,606,521
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây