Học tập đạo đức HCM

Bộ Tài nguyên và Môi trường sơ kết công tác 6 tháng đầu năm

Chủ nhật - 12/07/2020 11:04
Sáng 10/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cùng các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2020 của Bộ.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Khương Trung

Những chuyển biến tích cực

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, trong 6 tháng đầu năm, đối mặt với khó khăn thách thức về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội do tác động của dịch Covid-19, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự phối hợp của Quốc hội, sự điều hành chủ động, quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhất là sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của Nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đã tạo nên sức mạnh to lớn trong việc thực hiện “mục tiêu kép”. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng, ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020 có những điểm sáng, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 1,81% tuy thấp nhất trong nhiều thập kỷ; nhưng là mức tăng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, trong bối cảnh chung của cả nước, Bộ TN&MT đã đề xuất kịp thời các giải pháp cụ thể như: hoàn thiện thể chế, thúc đẩy cải cách, đổi mới, cải thiện đầu tư; đẩy mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm; đề xuất các chính sách về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường…; khuyến nghị các địa phương thực hiện các giải pháp chủ động trước tác động của hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng…

Bộ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ các cơ chế, chính sách cụ thể để tháo gỡ các nút thắt, rào cản thúc đẩy nguồn vốn đầu tư trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và chủ động đón làn sóng chuyển dịch đầu tư nước ngoài như tháo gỡ nút thắt liên quan đến giao đất đối với trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất (Nghị định số 25/2020/NĐ-CP); gia hạn nộp tiền sử dụng đất (Nghị định số 41/2020/NĐ-CP); dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Nghị định số 06/2020/NĐ-CP);...

"Ngay từ tháng 3, Bộ đã thực hiện đánh giá toàn bộ quy hoạch, thống kê, báo cáo được các quỹ đất chưa sử dụng, bảo đảm đất đai không phải là rào cản, đảm bảo cung ứng được nguồn lực đất đai cho phát triển" - Bộ trưởng nói.

Chủ động, linh hoạt trong quá trình điều hành vĩ mô, Bộ TN&MT đã xây dựng Nghị quyết về miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất KCN, đô thị để đón làn sóng đầu tư. Bộ cũng ban hành nhiều văn bản theo thẩm quyền hướng dẫn các địa phương trong tổ chức thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện cấp giấy chứng nhận cho loại hình kinh doanh bất động sản du lịch,… Đặc biệt, đã huy động được sự tham của toàn Ngành trong quá trong quá trình thực thi pháp luật để tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý, qua đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, sự nỗ lực của toàn Ngành, nguồn lực TN&MT như đất đai, khoáng sản, nước, biển được sử dụng hiệu quả, trở thành nguồn lực cho phát triển. Riêng thu tiền sử dụng đất tính đến 15/5/2020 đã đạt 57,9 nghìn tỷ đồng, bằng 60,4% kế hoạch năm là nguồn đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tài nguyên biển, lợi thế của các vùng ven biển đã được phát huy trở thành khu vực phát triển năng động, tăng trưởng mới của đất nước có thể kể đến như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận...

Mặc dù, bảo vệ môi trường đang chịu áp lực ngày một lớn, nguồn ô nhiễm tăng nhanh phát sinh nhiều loại hình chất thải, chất ô nhiễm; nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị đã tạo được những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý tăng 6%; nhiều địa phương đã có mô hình xử lý hiệu quả như Nghệ An, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Cần Thơ.

Đáng chú ý, Bộ TN&MT đã chủ động kiểm soát nguy cơ ô nhiễm môi trường của các nguồn thải lớn, thiết lập hệ thống gần 900 trạm quan trắc kết nối trực tuyến với các Sở TN&MT, Bộ TN&MT; có thể theo dõi trên các thiết bị di động. Đặc biệt, đã trình Quốc hội dự án Luật BVMT với tư duy cách mạng, chính sách đột phá sẽ là quyết sách tổng thể, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, đột phá để đưa công tác BVMT trở thành trung tâm của quá trình phát triển bền vững.

Nhấn mạnh việc dự báo sớm nên mặc dù hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra với quy mô lớn và mức độ khốc liệt hơn năm 2016 nhưng thiệt hại chỉ bằng 1/10 so với năm 2016, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, ngành KTTV đã dự báo chính xác các xu thế thời tiết, các hiện tượng thời tiết cực đoan, tác động của biến đổi khí hậu và phối hợp tốt với các Bộ, ngành địa phương để chủ động điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội, cơ cấu sản xuất, mùa vụ, giảm 2/3 thiệt hại do thiên tai gây ra.

Khẳng định kết quả chuyển biến tích cực thể hiện qua Chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân đã thể hiện những nỗ lực và quyết tâm rất lớn của toàn Ngành, Bộ trưởng nêu rõ: "Chỉ số tiếp cận đất đai tiếp tục tăng 0,27 điểm; chỉ số hài lòng về dịch vụ cấp giấy chứng nhận tăng 13% so với năm 2016; tỷ lệ phản ánh có tiêu cực trong thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận giảm 34% so với năm 2015. Chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) về tiếp cận dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực TN&MT ở địa phương tăng từ 80,03 lên 85,62%; chỉ số hài lòng về công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính đạt 83,82%... Đó là những con số đáng ghi nhận".

Đặc biệt, cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần tiết kiệm được chi phí tuân thủ tương đướng với khoảng trên 1.000 tỷ đồng/năm. Tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số gắn với cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư được đẩy mạnh. Hiện Bộ đã thực hiện 33 dịch vụ công mức độ 4, đạt 30% số dịch vụ hoàn thành theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 02 ngày 01/01/2020; hoàn thành trước 6 tháng các chỉ tiêu Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ đặt ra trong giai đoạn 2019-2020. Hoàn thành 100% đề án, nhiệm vụ thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính tăng 21,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ trong chỉ điều hành để thích ứng nhanh trong bối cảnh dịch bệnh.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vấn đề đổi mới, sáng tạo đã được thúc đẩy với hệ thống họp trực tuyến, hệ thống thông tin dữ liệu báo cáo, Trung tâm Điều hành thông minh, phần mềm theo dõi kết quả quan trắc, ô nhiễm không khí Envisoft, bản đồ đo mưa với độ phân giải 1 km để cảnh báo lũ, sạt lở khi có mưa lớn; phát triển kênh chia sẻ, trao đổi thông tin dự báo trực tuyến với các cơ quan dự báo quốc tế và trong nước; đưa vào vận hành và khai thác hiệu quả 10 trạm ra đa thời tiết trên toàn mạng lưới cơ bản bao trùm lãnh thổ Việt Nam… Là một trong những Bộ đầu tiên chỉ đạo, điều hành và họp trực trong thời gian dịch bệnh Covid. Đó là sự nhìn trước và mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, điều hành, bảo đảm hiệu quả công việc" - Bộ trưởng nhấn mạnh về vai trò và sự quyết tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành của Bộ và ngành TN&MT thời gian qua và sẽ được duy trì, tập trung thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe các báo cáo tóm tắt về tình hình thực hiện chương trình công tác, nhiệm vụ chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo bộ giao 06 tháng đầu năm và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình công tác, chương trình xây dựng VBQPPL 06 tháng cuối năm; kết quả rà soát, giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của địa phương; kết quả công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm 2020 của Bộ....

Toàn cảnh Hội nghị

Năm 2020 kiên quyết đạt được mục tiêu đã đề ra

Khó khăn, thách thức trong thời gian tới còn rất nhiều, Dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường và triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu là rất khó khăn. Chính phủ, Thủ tướng Chính yêu cầu quán triệt tinh thần “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”; khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba để thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Bộ trưởng một lần nữa nhấn mạnh về vai trò là cơ quan quản lý nguồn lực đầu vào, kiểm soát đầu ra, dự báo tác động của thiên tai đối với hoạt động kinh tế - xã hội, thì công tác chỉ đạo điều hành của Bộ và toàn Ngành sẽ có tác động đến kết quả hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, năm 2020 - năm có ý nghĩa đặc biệt, năm “về đích” hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của giai đoạn 2016-2020, tạo nền tảng cho các mục tiêu, tầm nhìn dài hạn hơn đến năm 2030, 2045, trong bối cảnh mới đầy khó khăn, thách thức; đồng thời để triển khai Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025, kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị từng đồng chí lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các đơn vị tập trung, đồng tâm, nhất trí để thực hiện tốt các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và đặc biệt là chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn mới 2021-2025.

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị tập trung hoàn thiện thiện chế, tháo gỡ vướng mắc khó khăn, giải phóng nguồn lực TN&MT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công… Trong đó, lưu ý, ngay từ bây giờ cần bắt đầu chuẩn bị kế hoạch tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Nghị quyết liên quan đến môi trường, Luật Bảo vệ môi trường; chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển Ngành giai đoạn 2020-2025 theo mục tiêu xây dựng đa ngành, đa lĩnh vực, thực sự gắn kết, không gây phiền hà cho người dân.

“Tôi mong muốn lãnh đạo các đơn vị phải luôn tập trung xác định những mục tiêu, phát huy hết năng lực, trí tuệ tập thể, đổi mới phương pháp làm việc để xây dựng những kế hoạch, quy hoạch, chiến lược, có tầm nhìn dài hạn cho ngành tài nguyên và môi trường nói riêng và cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung.” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Đối với các lĩnh vực quản lý chuyên môn của Ngành, Bộ trưởng đề nghị thủ trưởng các đơn vị đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, cụ thể, phân công rõ trách nhiệm, đặc biệt chú trọng khâu tổ chức thực hiện; chủ động trong công tác phối hợp giải quyết các khó khăn vướng mắc đặt ra từ thực tiễn địa phương cơ sở. Quán triệt các cán bộ công chức tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; xử nghiêm các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp và người dân trong quá trình thực thi công vụ.

Bên cạnh đó, tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử và hạ tầng cho chuyển đổi số trong từng lĩnh vực. Các đơn vị khẩn trương cập nhật thông tin, dữ liệu cho Trung tâm điều hành thông minh của Bộ. Tiếp tục kiện toàn, xây dựng tổ chức bộ máy của Bộ theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các lĩnh vực, từng đơn vị cần rà soát để sắp xếp kiện toàn tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả.

Cùng với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trên, Bộ trường đề nghị từng đơn vị, từng lĩnh vực tiếp tục chủ động đề xuất giải quyết các vấn đề lớn đặt ra hiện nay; đẩy mạnh hướng về địa phương, cơ sở; tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho địa phương… Đồng thời, tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo trong triển khai từng nhiệm vụ; đẩy mạnh nghiên cứu, khoa học, giáo dục, đào tạo; thực hiện đấu thầu, đặt hàng để các kết quả trong nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn; kịp thời biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các sáng kiến, giải pháp sáng tạo đột phá.

Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng biểu dương trân trọng cảm ơn và ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của các đồng chí Lãnh đạo các đơn vị, các Sở TN&MT, cán bộ, công chức, người lao động trong toàn Ngành đã đoàn kết để hoàn thành được những mục tiêu đề ra.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa uỷ quyền Chủ tịch nước, tặng thưởng Huy chương Hữu nghị cho ông Jung Gun-Young

Tại Hội nghị thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã Trao Huy chương hữu nghị cho ông Trưởng Đại diện Viện Công nghệ và môi trường Hàn Quốc tại Việt Nam vì những đóng góp của ông trong xây dựng, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác và tình hữu nghị giữa 02 quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc; trong công tác xây dựng thể chế, năng lực kỹ thuật và nguồn nhân lực cho lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà tặng Bằng khen đột xuất cho PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân, vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học.

Bộ trưởng cũng đã tặng hoa chúc mừng PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân,Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ đối ngoại, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh được nhận giải thưởng Nhà khoa học Nữ xuất sắc năm 2019 do L’oreal - Unesco trao tặng; là một trong 100 Nhà khoa học tiêu biểu Châu Á năm 2020 do Tạp chí Khoa học Châu Á bình chọn - với "Đề án nghiên cứu tổng hợp xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano, để nâng cao khả năng chịu đầu độc của CO và giảm giá thành cho loại pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol - một dạng năng lượng tái tạo". Hướng nghiên cứu này sẽ mang đến lợi ích thiết thực trong việc sử dụng rộng rãi pin nhiên liệu, để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch và giảm sự nóng lên toàn cầu do khí thải CO2.

Tại Hội nghị cũng đã trao tặng nhiều Bằng khen, danh hiệu cao quý cho các tổ chức và cá nhân có những đóng góp cho Ngành trong thời gian qua.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ phong tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc cho các cá nhân thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hội nghị cũng vinh danh các tập thể cá nhân của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của ngành tài nguyên và môi trường.

 

 

Khương Trung – Tuyết Chinh/ http://www.monre.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm143
  • Hôm nay16,327
  • Tháng hiện tại260,083
  • Tổng lượt truy cập90,323,476
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây