Học tập đạo đức HCM

Cam Vân Đồn mở hướng cho du lịch nông nghiệp

Thứ hai - 18/01/2021 09:24
Là nông sản sạch theo quy trình VietGAP, cam Vạn Yên còn đang phát triển đầu ra gắn với du lịch sinh thái, tạo công ăn việc làm và thu nhập cao cho người dân.

Thời gian gần đây, giống cam Vạn Yên của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) trở nên nổi tiếng, là một trong những loại nông sản tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh với vị thơm ngon, ngọt đậm đà. Loại nông sản này ngày càng được thị trường tiêu dùng địa phương cũng như các vùng lân cận ưa chuộng. 

Cam Vạn Yên chủ yếu được người dân trồng, chăm sóc tại xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn. Khu vực này có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho cây cam sinh trưởng và phát triển. Cam Vạn Yên được trồng thành từng vườn lớn. Theo ước tính, trên địa bàn xã Vạn Yên hiện có hơn 100 hộ gia đình trồng cam, với tổng diện tích khoảng 183ha. 

Cam Vạn Yên hay cam Vân Đồn (Quảng Ninh) quả to, mọng nước, ăn có vị ngọt thơm, đậm đà. Ảnh: Anh Thắng.

Cam Vạn Yên hay cam Vân Đồn (Quảng Ninh) quả to, mọng nước, ăn có vị ngọt thơm, đậm đà. Ảnh: Anh Thắng.

Nhằm duy trì, thúc đẩy phát triển bền vững cây cam, đến nay các hộ gia đình tại xã Vạn Yên đã kết nối, hình thành 2 HTX, đó là HTX Nông trang Vạn Yên và HTX Cam 10/10. Để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện, các HTX, người trồng cam sử dụng thương hiệu cam Vân Đồn. Bà Lê Thị Bảy, Giám đốc HTX 10/10, chia sẻ: HTX 10/10 có trên 40ha diện tích trồng cam bản địa, nhờ được địa phương hỗ trợ từ bao bì cho đến quảng bá thương hiệu, cam Vạn Yên đã trở thành sản phẩm OCOP của địa phương, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Vân Đồn, cam Vạn Yên được người dân trồng, chăm sóc hoàn toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Nguồn tưới được tận dụng từ những khe nước trong rừng chảy ra, phân bón hữu cơ, bón lót 4 lần/năm và gần như không dùng thuốc trừ sâu, nên cam rất sạch và ngon, ngọt. Năm 2016, cam Vạn Yên được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận, cấp chứng nhận sản phẩm OCOP. 

Diện tích trồng cam được mở rộng không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, mà còn phục vụ hình thức du lịch nông nghiệp, hướng đi mới cho sản xuất, tiêu thụ cam Vân Đồn. Ảnh: Anh Thắng.

Diện tích trồng cam được mở rộng không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, mà còn phục vụ hình thức du lịch nông nghiệp, hướng đi mới cho sản xuất, tiêu thụ cam Vân Đồn. Ảnh: Anh Thắng.

Hiện nay, trung bình mỗi năm sản lượng cam Vạn Yên đạt khoảng 200 tấn, giá dao động từ 32.000-35.000 đồng/kg tùy theo chủng loại, chất lượng. Để tiếp tục phát triển thương hiệu cam Vạn Yên, hiện nay huyện Vân Đồn đã có chủ trương xây dựng "Đề án phát triển cây trồng bản địa", trong đó có phát triển thêm 200ha cam tại xã Vạn Yên.

Việc mở rộng, phát triển cây cam Vạn Yên sẽ góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, hướng đến quảng bá, tiêu thụ rộng khắp sản phẩm ra các tỉnh, thành trong cả nước.

Trong khoảng một năm trở lại đây, nhất là vào thời điểm cam vào vụ thu hoạch, chủ vườn thường mở cửa đón du khách đến tham quan và mua cam tại vườn. Với hình thức du lịch sinh thái mới lạ, các vườn cam nhanh chóng trở thành điểm tham quan, dã ngoại, chụp ảnh lưu niệm lý tưởng. Đặc biệt, khi tham quan vườn cam, du khách còn có thể tự tay hái quả để thưởng thức hoặc làm quà cho người thân và bạn bè.   

Hiện nay, nhiều chủ vườn cũng đã đầu tư xây dựng các khu nghỉ ngơi, ăn trưa, nướng đồ để đáp ứng nhu cầu của du khách. Sau khi trải nghiệm tại vườn cam, du khách có thể tổ chức thêm các hoạt động vui chơi ngoài trời, thưởng thức các món ăn đặc trưng của địa phương ngay tại vườn.

2 HTX và các chủ vườn cam trên địa bàn xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã phối hợp tổ chức chương trình tham quan vườn, vào ngày cuối tuần có hàng nghìn lượt du khách đến trải nghiệm. Ảnh: Anh Thắng.

2 HTX và các chủ vườn cam trên địa bàn xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã phối hợp tổ chức chương trình tham quan vườn, vào ngày cuối tuần có hàng nghìn lượt du khách đến trải nghiệm. Ảnh: Anh Thắng.

Bà Hoàng Thị Ngọc, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Vạn Yên, cho biết thêm: Qua khảo sát, đánh giá thổ nhưỡng ở đây hoàn toàn phù hợp cho cây cam sinh trưởng và phát triển, từ đó chúng tôi đã kiến nghị Huyện ủy Vân Đồn ra Nghị quyết về việc phát triển giống cam bản địa, nhân giống, mở rộng quy mô, phạm vi, đồng thời phát triển thêm dịch vụ du lịch.

Anh Thắng/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm253
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,204,127
  • Tổng lượt truy cập88,559,197
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây