Học tập đạo đức HCM

Cửa hàng nông sản an toàn - kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả của nông dân Hà Tĩnh

Thứ năm - 10/12/2020 04:34
Dù phải cạnh tranh trực tiếp với nhiều hệ thống cửa hàng tiện ích, siêu thị… nhưng các cửa hàng nông sản an toàn thuộc hội nông dân các cấp ở Hà Tĩnh vẫn đang hoạt động ổn định lòng tin của người tiêu dùng.
1 41

Cửa hàng nông sản an toàn đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều người tiêu dùng Hà Tĩnh.

Để giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm an toàn và hội viên có thêm kênh tiêu thụ sản phẩm, cuối năm 2019, Hội Nông dân Hà Tĩnh triển khai đề án xây dựng chuỗi cửa hàng nông sản an toàn.

Theo kế hoạch, đến tháng 6/2020, toàn tỉnh sẽ xây dựng thí điểm 3 cửa hàng nhưng do hiệu quả thiết thực, đến nay, các địa phương đã mở 11 cửa hàng trên địa bàn toàn tỉnh.

2 34

Cửa hàng nông sản an toàn còn sơ chế, đóng gói sản phẩm tiện lợi, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Theo đánh giá của Hội Nông dân tỉnh, nhìn chung các cửa hàng được đầu tư cơ sở vật chất khá tốt. Mặt hàng kinh doanh khá đa dạng, tối thiểu có khoảng 60 mặt hàng, trong đó nhiều cửa hàng trên 100 mặt hàng.

Đặc biệt, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có tem, nhãn theo quy định và niêm yết giá công khai. Các cửa hàng cũng dành sự ưu tiên cao để quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP trong tỉnh. Nhiều cửa hàng đã phát huy lợi thế để đẩy mạnh hoạt động sơ chế, đóng gói sản phẩm tiện lợi và được người tiêu dùng đánh giá cao.

3 28

Chị Phan Thị Thắm (áo đỏ) luôn tin dùng các sản phẩm của cửa hàng nông sản an toàn.

Kể từ khi biết đến cửa hàng nông sản an toàn Hồng Cẩm (Can Lộc), chị Phan Thị Thắm (thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc) trở thành khách ruột của cửa hàng này. Chị Thắm chia sẻ: "Sản phẩm tại cửa hàng có mức giá hợp lý, rõ nguồn gốc xuất xứ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng nên gia đình tôi ưu tiên lựa chọn.

4 21

Các sản phẩm bày bán tại các cửa hàng nông sản an toàn có đầy đủ chứng nhận của cơ quan chức năng về nguồn gốc, chất lượng.

Chị Vũ Hồng Cẩm - chủ cửa hàng Hồng Cẩm cho hay: “Để tạo uy tín với khách hàng, những sản phẩm nông sản được chúng tôi lựa chọn từ những cơ sở sản xuất uy tín. Mức doanh thu khoảng 100 triệu đồng/tháng đã phần nào chứng minh được chất lượng của sản phẩm trong lòng người tiêu dùng của cửa hàng. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi phát triển thị trường, hướng đến sự phát triển bền vững”.

Đặc biệt, cửa hàng Trung tâm Hỗ trợ nông dân (TP Hà Tĩnh) ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật để hiện đại hoá hoạt động. Chị Bùi Thị Nga - người bán hàng tại đây chia sẻ, để hoạt động kinh doanh thuận lợi, cửa hàng đã đầu tư hệ thống máy móc và phần mềm bán hàng chuyên nghiệp trị giá khoảng 20 triệu đồng.

Bên cạnh đó, để tăng cường việc quản lý chất lượng sản phẩm, cửa hàng đã phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm (thuộc Sở Y tế) định kỳ lấy mẫu ngẫu nhiên các sản phẩm để đánh giá chất lượng. Kết quả cho thấy các loại sản phẩm bày bán tại cửa hàng đều đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng công bố.

5 15

Trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh vừa qua, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng (thứ ba từ phải sang) đánh giá cao chuỗi cửa hàng nông sản an toàn của Hội Nông dân Hà Tĩnh.

Ông Nguyễn Tiến Anh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh cho hay: Chuỗi cửa hàng đang từng bước trở thành địa chỉ đáng tin cậy của người tiêu dùng; góp phần tích cực trong kết nối, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Trong 11 cửa hàng, đến nay có 4 cửa hàng đạt doanh số bán hàng ổn định từ 100 – 150 triệu đồng/tháng. Phần lớn các cửa hàng khác cũng đã có doanh thu ổn định, tạo việc làm ổn định cho 2 lao động trở lên với mức lương 4-5 triệu đồng/tháng.

Hội Nông dân sẽ tiếp tục mở thêm các cửa hàng, phủ kín tất cả các địa phương cấp huyện; kiện toàn những cửa hàng chưa phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó, thống nhất đầu mối chung cung cấp hàng hóa để tạo thuận lợi trong điều chuyển, phân phối; phối hợp đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu vào các bếp ăn tập thể thông qua ký kết các chương trình phối hợp.

Đặc biệt, hội cũng tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ, VietGAP, đảm bảo về cả chất lượng, mẫu mã và sản lượng.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh Bùi Nhân Sâm

  • Dương Chiến/https://baohatinh.vn/


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập216
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay14,885
  • Tháng hiện tại386,947
  • Tổng lượt truy cập92,764,611
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây