Học tập đạo đức HCM

Cùng hướng tới nền nông nghiệp không thuốc hoá học

Thứ bảy - 11/04/2020 09:56
Câu hỏi đặt ra là làm sao không sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh mà vẫn bảo vệ mùa màng được bội thu? Câu trả lời là có!
 

Có người hỏi, ý tưởng này là hy vọng hay có khả năng trở thành hiện thực? Câu trả lời là có khả năng trở thành hiện thực, nếu người sản xuất biết tuân thủ theo gói kỹ thuật được cán bộ khoa học khuyến cáo.

Nhìn lại lịch sử, mãi đến sau khi giải phóng Miền Nam, rồi đến thời Việt Nam được mở cửa nhìn ra thế giới thì nông dân Việt Nam mới thừa hưởng được thành quả của cuộc cách mạng xanh, cách mạng hóa học trong nông nghiệp.

Nhờ vậy, các giống mới, các loại phân hóa học, các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh được ồ ạt nhập vào, năng suất cây trồng từ đó được tăng nhanh, nạn đói triền miên đã bị đầy lùi, Việt Nam có thừa lương thực và thực phẩm xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Mặt tích cực đáng tự hào là vậy, nhưng bên cạnh mặt tích cực đáng tự hào đấy thì cũng kéo theo hệ lụy đang mang lại hậu quả khó lường: Sử dụng quá nhiều phân hóa học, vừa lãng phí của cải, làm giảm lợi nhuận cho người sản xuất vừa làm cho môi trường sinh thái ngày thêm bị ô nhiễm.

Đặc biệt do sử dụng quá nhiều loại thuốc sâu, thuốc bệnh vừa làm cho côn trùng, bệnh cây bị nhờn thuốc, mà các loài thiên địch cũng bị giết hại theo, nên thuốc được sử dụng kém hiệu quả, tốn nhiều chi phí cho sản xuất mà vừa gây hại sức khỏe cho người sử dụng, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường mà sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm khó buôn bán trên thị trường cả trong và ngoài nước.

Hiện nay, cả nước đang sử dụng trên 9 triệu ha đất nông nghiệp, tính gộp cho 25 loại cây trồng chính với diện tích gieo trồng hàng năm là 13.051.902 ha, người nông dân đã sử dụng trên 12 triệu tấn phân hóa học các loại và 129.094 tấn thuốc hóa học, bình quân mỗi ha chịu 10 kg thuốc sâu bệnh/vụ.

Theo số liệu điều tra gần đây nhất trên cây lúa, vùng ĐBSCL mỗi vụ, người sản xuất sử dụng từ 8-13 lần phun xịt thuốc cho ruộng lúa. Ở các vùng làm rau số lần sử dụng thuốc còn cao hơn rất nhiều. Khách hàng trên thế giới ngày càng yêu cầu được cung cấp sản phẩm nông nghiệp an toàn, truy nguyên được nguồn gốc.

Vì vậy, người sản xuất không thể cứ giữ mãi lối canh tác cũ, mà cần phải tuân thủ theo phương thức sản xuất mới: Giảm thiểu liều lượng sử dụng phân bón hóa học và đặc biệt là giảm thiểu hoặc thay thế thuốc hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học sử dụng cho sản xuất. 

Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để có thể không sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh mà vẫn bảo vệ mùa màng được bội thu? Câu trả lời là có. Chỉ cần sử dụng giống tốt được xác nhận, xử lý đất đúng kỹ thuật, làm đất kỹ, gieo trồng đúng thời vụ, đúng khoảng cách và mật độ thích hợp, không lạm dụng phân đạm, quản lý tốt các khâu kỹ thuật liên hoàn thì không những chỉ giảm liều lượng thuốc hóa học mà còn có thể loại bỏ thuốc hóa học ra khỏi đồng ruộng.

Kinh nghiệm trong chương trình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty CP Phân bón Bình Điền đồng tổ chức thực hiện trong 3 vụ trên 13 tỉnh ở ĐBSCL từ 2016 - 2018, các hộ tuân thủ đúng theo quy trình hướng dẫn chỉ sử dụng thuốc 2-3 lần/vụ thì năng suất và chất lượng lúa không những cao mà còn tốt hơn nhiều so với các ruộng nông dân phun xịt 8-13 lần/vụ. Việc giảm liều lượng thuốc sâu như vậy cũng được ghi nhận trên đồng lúa của Phú Xuyên, Hà Nội.

Với diện tích sản xuất 7.396 ha cả lúa và rau, nông dân chỉ sử dụng 825kg thuốc bệnh, bình quân mỗi ha chỉ có 0,11 kg thuốc bệnh và 0,09 kg thuốc sâu. Nhưng số thuốc này bà con không sử dụng cho đất lúa mà chỉ sử dụng cho đất trồng rau và cây ăn quả.

Điển hình như ở Phú Xuyên có nhiều  xã như Quang Trung, Đại Thắng, Phú Yên đã không sử dụng thuốc BVTV trong nhiều vụ trồng lúa.

Bí quyết của nông dân các huyện Mỹ Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ đã không dùng hay giảm thiểu các loại thuốc hóa học cho ruộng lúa của họ là nhờ áp dụng phương pháp canh tác lúa theo Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI).
 

Để thực hiện hệ thống biện pháp kỹ thuật này, bà con được huấn luyện có bài bản về lợi, hại và kỹ thuật cần phải thực hiện khá kỹ lưỡng. Và khi người nông dân nhận thức được cái lợi thì sẽ quyết tâm thực hiện. 

GS. Mai Văn Quyền/https://nongnghiep.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm187
  • Hôm nay37,729
  • Tháng hiện tại137,397
  • Tổng lượt truy cập88,815,731
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây