![]() |
Ảnh minh họa |
Mức hỗ trợ được đề xuất như sau: Hỗ trợ 1 lần cho chu kỳ đầu từ 10-15 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng. Mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định.
Hỗ trợ 1 lần chi phí khảo sát, thiết kế trồng rừng: 300.000 đồng/ha. Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và 3 năm chăm sóc).
Điều kiện được hỗ trợ
Theo dự thảo, điều kiện được nhận hỗ trợ được đề xuất cụ thể như sau: Đối tượng được hỗ trợ có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định trong 3 năm trở lên không có tranh chấp.
Vật liệu giống trồng rừng, gồm cây giống để trồng rừng hoặc vật liệu nhân giống phải có xuất xứ từ cơ sở sản xuất giống đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận về nguồn giống và có hồ sơ chứng minh nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định.
Trình tự thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư như sau:
1- Chủ đầu tư và lập dự án:
1.1- Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ thuộc vùng đệm của các khu rừng đặc dụng do ban quản lý rừng đặc dụng lập và làm chủ đầu tư.
1.2- Diện tích đất trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ còn lại trên địa bàn huyện, tỉnh lập một hoặc hai dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cho hộ gia đình, cá nhân và do cơ quan kiểm lâm, đồn biên phòng, ban quản lý rừng phòng hộ làm chủ đầu tư.
1.3- Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cho hộ gia đình, cá nhân được lập đơn giản, được xác định rõ diện tích trồng rừng trên từng lô, khoảnh, tiểu khu; đảm bảo nguyên tắc không được chồng lấn với vùng dự án trồng rừng sản xuất khác.
1.4- Thời hạn thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư lâm sinh theo chu kỳ lâm sinh.
1.5- Phí quản lý dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ được tính bằng 10% tổng mức hỗ trợ đầu tư của dự án: Cấp tỉnh, huyện, xã 2%, chủ đầu tư dự án 8%. Chi phí quản lý thực hiện theo quy định hiện hành.
2- Chủ đầu tư tự phê duyệt thiết kế dự toán và tổ chức thực hiện, hoặc thuê tư vấn thực hiện đầu tư. Kinh phí hỗ trợ sau đầu tư, được cấp làm 2 lần. Lần 1 cấp 70% sau khi trồng và chăm sóc rừng năm thứ nhất. Lần 2 cấp phần còn lại sau khi chủ đầu tư đã hoàn thành các hạng mục theo thiết kế dự án và được nghiệm thu.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới