Học tập đạo đức HCM

Doanh nghiệp chế biến nông sản xoay xở tốt khi dịch Covid-19 bùng phát

Thứ hai - 08/02/2021 09:42
Các doanh nghiệp chế biến nông sản phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán tại Hải Phòng chưa bị ảnh hưởng quá lớn bởi làn sóng dịch Covid-19 tái bùng phát lần này.

Sau khi dịch Covid-19 vừa bùng phát trở lại, việc hạn chế đi lại tại một số địa phương có dịch khiến bức tranh sản xuất, tiêu thụ nông sản và thủy sản chia thành 2 nhóm khác nhau.

Trái ngược với sự ảm đạm tại các vườn chuối, vựa nuôi trồng thủy sản, tại các đơn vị chế biến nông sản và các đơn vị sản xuất có hợp đồng bao tiêu bài bản, việc buôn bán vẫn chưa ảnh hưởng nhiều.

Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng chế biến thủy sản đã qua chế biến dịp cận tết vẫn tăng cao. Ảnh: Đinh Mười.

Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng chế biến thủy sản đã qua chế biến dịp cận tết vẫn tăng cao. Ảnh: Đinh Mười.

Chị Nguyễn Thị Hà, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thụy Hương cho biết, vụ đông năm 2020, hợp tác xã canh tác 30ha rau vụ đông như: khoai tây, súp lơ, bắp cải, củ cải… đến thời điểm hiện tại, người dân đã thu gần xong. Sản phẩm chủ yếu phục vụ trong thành phố theo các đơn hàng đã hợp đồng sẵn nên khi dịch Covid-19 xảy ra và lan rộng, việc tiêu thụ nông sản chưa bị ảnh hưởng.

“Chúng tôi trồng chủ yếu là các mặt hàng cung cấp cho thành phố, không xuất khẩu, không đi ra địa phương ngoài nên chưa thấy bị ảnh hưởng gì. Về sản xuất, hợp tác xã đang vào vụ gieo cấy, chúng tôi giảm bớt nhân lực để đảm bảo không tập trung đông người, mọi người thay ca nhau. Bình thường khoảng 17-18 người cho 1 buổi nhưng giờ chúng tôi chia ra”, bà Hà chia sẻ.

Tại Công ty CP Chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long, đơn vị này trung bình mỗi năm cung ứng cho thị trương trong và ngoài nước từ 2-3 nghìn tấn thủy, hải sản chế biến. Vừa qua, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, dù có ảnh hưởng ít nhiều, việc vận chuyển hàng hóa qua các địa phương có dịch khó khăn hơn, tuy nhiên hoạt động sản xuất và kinh doanh vẫn diễn ra đều đặn. Doanh nghiệp vẫn sản xuất, tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Những đơn vị sản xuất có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, việc thu hoạch đã gần xong. Ảnh: Đinh Mười.

Những đơn vị sản xuất có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, việc thu hoạch đã gần xong. Ảnh: Đinh Mười.

Tương tự như doanh nghiệp này, tại các doanh nghiệp chế biến khác tại Hải Phòng như: chế biến rươi, cá thu 1 nắng, nước mắm, mực… Theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại, việc tiêu thụ vẫn diễn ra khá thuận lợi. Thậm chí lượng hàng hóa bán đi còn tăng cao so với các thời điểm khác trong năm do nhu cầu tiêu dùng dịp tết tăng cao và một số khách hàng có tư tưởng tích trữ hàng hóa để bán đề phòng dịch bệnh phức tạp.

“Dịch bệnh xảy ra khó khăn là chung cho các doanh nghiệp, đối với Công ty chúng tôi, hiện tại việc vận chuyển hàng hóa sang Quảng Ninh và Hải Dương về cơ bản vẫn diễn ra bình thường, hàng hóa đến chốt kiểm dịch tại vị trí giáp ranh các địa phương sẽ được bốc sang xe bên đó để vận chuyển đến các đại lý. Tuy nhiên, với các khách hàng không có phương tiện vận chuyển thì việc tiêu thụ tạm thời dừng lại. Dù vậy nhưng khối lượng xuất bán của chúng tôi vẫn tăng do các đối tác lấy nhiều hàng hơn bình thường”, ông Nguyễn Hữu Miền, Giám đốc Công ty CP Chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long cho biết.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hải Phòng, trên địa bàn thành phố ước tính có khoảng 24.796 đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó có 4.860 đơn vị sản xuất ban đầu nông lâm thủy sản, 2.934 cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm.

Trong năm 2020, dịch Covid-19 xảy ra, các doanh nghiệp chế biến nông sản, thủy sản trên địa bàn Hải Phòng phục vụ thị trường trong nước ít ảnh hưởng hơn các đơn vị chế biến phục vụ xuất khẩu.

Đối với các vùng sản xuất nông sản, những đơn vị sản xuất bài bản, sản phẩm được cơ quan chức năng cấp chứng nhận an toàn thực phẩm, có tem mác đầy đủ, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm thì cơ bản hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ được, không bị tác động nhiều.

Đinh Mười/nongsanviet.nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại231,690
  • Tổng lượt truy cập92,609,354
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây