Học tập đạo đức HCM

Giải pháp “đường dài” cho xuất khẩu thanh long

Thứ hai - 16/08/2021 06:45
Hiện, giá thu mua trái thanh long tại nhiều tỉnh, thành phố giảm rất sâu. Doanh nghiệp và người dân đang rất lo lắng vì khó “đầu ra”.

Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT  khuyến cáo các doanh nghiệp cần điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu và có giải pháp “dài hơi” đối với nông sản chủ lực này.

thu-hoạch-thanh-long-tại-xã-bông-trang-huyện-xuyên-mộc-bà-rịa-vũng-tàu.jpg
Thu hoạch thanh long tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu).

 Thanh long 3.000 đồng/kg

Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An Nguyễn Quốc Trịnh cho biết, hiện giá thanh long mua đổ đồng chỉ khoảng 3.000 đồng/kg, nhà vườn thua lỗ nặng bởi giá thành ở mức 10.000 đồng/kg.

Ông  Trịnh cho hay, không chỉ xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc gặp khó mà sang các thị trường cũng nhiều khó khăn do vấn đề vận tải biển. Trong khi tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng không thuận lợi do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, việc thu mua, vận chuyển gặp khó.

“Vụ này, sản lượng thanh long tại Long An giảm do bà con chủ động bỏ bớt ngay khi ra hoa. Nếu giá cả tiếp tục giảm sâu hơn, thì nhiều nhà vườn sẽ tiếp tục bỏ hoa, không cho ra trái để nuôi cây”, ông  Trịnh cho biết.

Tại Tiền Giang, nhiều hộ  trồng cây thanh long ở các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phước cũng đang loay hoay tìm đầu ra. Giá thanh long giảm mạnh và ở mức 3.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do dịch bệnh Covid - 19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp, cơ sở chuyên thu mua thanh long tạm ngưng hoạt động, đóng cửa.

“Thủ phủ” thanh long Bình Thuận cũng trong tình cảnh tương tự. Đại diện Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết, sau khi nhận được thông tin phía Trung Quốc tạm ngừng nhập trái thanh long qua hai cửa khẩu Hà Khẩu và Thiên Bảo (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), ngay lập tức, giá thu mua trái thanh long giảm rất sâu. Giá mua tại vườn hiện giờ chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg, giảm khoảng 1/3 so với 1 tuần trước đó.

Điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu

Ông Lê Thanh Hoà, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thông tin, xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Riêng đối với trái thanh long, vừa rồi, tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) có hiện tượng lấy mẫu trên thùng xe có phát hiện xe chở thanh long dương tính với virus SARS-CoV-2. Do đó, họ đã dừng thông quan một ngày để làm công tác khử khuẩn. Tuy nhiên, sau việc này, việc thông quan thanh long diễn ra chậm, chỉ khoảng 20-30 xe/ngày.

Thanh long là mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 1,25 tỷ USD, năm 2020 đạt 1,121 tỷ USD. Nửa đầu năm 2021 xuất khẩu thanh long đạt 1,2 triệu tấn, tăng 138% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thanh long hiện đã bước vào vụ thu hoạch với sản lượng ước đạt 1,455 triệu tấn, tăng khoảng 10% so với vụ mùa năm 2020.

Trước đó, phía Trung Quốc cũng đã thông báo về việc cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai) sẽ tạm dừng nhập khẩu thanh long Việt Nam từ 0h ngày 18/7 đến 24h ngày 17/8/2021.

Hiện nay, phía Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch, trước đây kiểm tra cả xe hàng, thì nay từng thùng hàng đều phải phun khử trùng. “Ngày 2/8, tại cửa khẩu Tân Thanh chỉ thông quan được 97 xe, giảm 60-70% so với những ngày trước, xe tồn ở bãi lên tới vài trăm xe, chủ yếu là chở thanh long”, đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết.

Hiện, Cục Bảo vệ Thực vật đang trao đổi với cơ quan chức năng của Trung Quốc về kiểm dịch thực vật, để kiểm soát tình hình tốt hơn. Tuy nhiên, việc kiểm soát xe hàng chậm do khâu y tế - cụ thể là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phía Trung Quốc kiểm dịch. Do vậy, các địa phương, cơ quan quản lý Việt Nam cũng cần làm việc với cơ quan chức năng Trung Quốc để thống nhất quy trình kiểm dịch virus SARS-CoV-2 trên hàng hoá, để tiến độ thông quan nhanh hơn.

Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố, Hiệp hội Rau quả Việt Nam phổ biến kịp thời thông tin trên đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Khuyến cáo  doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu thanh long nói riêng và các loại trái cây, nông sản nói chung sang Trung Quốc; chủ động theo sát diễn biến hoạt động xuất khẩu trái cây qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc; giữ liên lạc chặt chẽ với đối tác nhập khẩu để nắm tình hình, tránh ùn ứ ở biên giới.

1.jpg
Thanh long rớt giá, người trồng thanh long ở Long An ngóng chờ thương lái đến thu mua. Ảnh:Thanh Bình

Giải pháp “đường dài”

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho hay: Thanh long là loại trái cây có lợi thế cạnh tranh đứng thứ nhất trong 11 loại trái cây ở Việt Nam, cũng thường nằm trong nhóm sản phẩm xuất khẩu tỷ USD.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu chủ yếu qua thị trường truyền thống Trung Quốc, thời gian qua thấy rất rõ nhiều bất cập, nhất là mỗi khi một số cửa khẩu đường bộ tạm ngưng thông quan trái cây từ Việt Nam sang Trung Quốc để phòng chống dịch. Bên cạnh đó, do người dân Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng thanh long nên trong vài năm gần đây, diện tích trồng thanh long của Trung Quốc đã tiệm cận diện tích trồng thanh long của Việt Nam.

Do đó, theo đại diện Bộ Công Thương, Việt Nam cần tính đến giải pháp “đường dài” kết nối giao thương mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây chủ lực như thanh long đến các thị trường tiềm năng mới như Ấn Độ, Pakistan, các nước Trung Đông,..., song song với việc hướng dẫn các địa phương tiếp tục theo sát diễn biến, tình hình thông quan tại các cửa khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã duy trì hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sang thị trường chủ lực Trung Quốc.

Hiện, nhiều địa phương đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng nông sản phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản tham gia giao dịch tại các sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải rà soát lại sản lượng, khuyến cáo về sản xuất, vùng trồng, sẵn kịch bản ứng phó, giảm thiểu rủi ro với ngành hàng này. Đồng thời, khuyến khích đầu tư xây dựng mô hình sản xuất thanh long an toàn theo chuỗi giá trị, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, mở rộng thị trường.

 Thanh Tâm/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập235
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại306,172
  • Tổng lượt truy cập92,683,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây